Hợp đồng không đóng dấu công ty, giá trị pháp lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #535078 15/12/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    Hợp đồng không đóng dấu công ty, giá trị pháp lý thế nào?

    Hợp đồng không đóng dấu công ty, giá trị pháp lý thế nào?

    >>>Con dấu doanh nghiệp và giá trị pháp lý

    Trong hoạt động của nhiều công ty, khi người đại diện theo pháp luật tiến hành xác lập giao dịch dân sự thông qua hình thức hợp đồng với danh nghĩa của công ty thì cần đến cả thủ tục ký tên và đóng dấu. Xong, cũng có công ty việc xác lập hợp đồng chỉ thực hiện thủ tục ký tên của người đại diện theo pháp luật mà không có con dấu công ty. Câu hỏi đặt ra, hợp đồng không được đóng dấu công ty thì có có giá trị pháp lý hay không?

    >>>Quy định trước 01/7/2015 (ngày Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực)

    Trước đây, Nghị định 58/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu quy định:

     “Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước.

    Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước. Con dấu được quản lý theo quy định của Nghị định này”.

    Mặt khác, doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 58/2001/NĐ-CP. Do đó, khi lập, ký kết các văn bản trong giao dịch, doanh nghiệp phải đóng con dấu trên đó để thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ. Nói cách khác, nếu văn bản không đóng dấu doanh nghiệp thì văn bản đó sẽ không có giá trị pháp lý.

    >>>Quy định sau 01/7/2015 (ngày Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực)

    Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 đã thay thế Luật Doanh nghiệp 2005 trước đây và theo đó, Nghị định 58/2001/NĐ-CP cũng đã được thay thế bằng Nghị định 99/2016/NĐ-CP. Việc quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp được đăng ký, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và Luật đầu tư mà không chịu sự điều chỉnh chung bởi Nghị định về quản lý con dấu như trước đây.

    Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau. Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    Tại khoản 4 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: 

    Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công tyCon dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu

    Quy định trên được hiểu là việc sử dụng con dấu công ty trên văn bản, giấy tờ không còn là bắt buộc. Mà, hiện nay việc có sử dụng con dấu doanh nghiệp hay không sử dụng con dấu trên văn bản, giấy tờ được quyết định bởi:

    - Một là, quy định của pháp luật.

    - Hai là, Điều lệ của Công ty quy định

    - Ba là, sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và các bên khác.

    Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng công ty không sử dụng con dấu trong các văn bản, giao dịch, hợp đồng sẽ không làm ảnh hưởng tới giá trị của giao dịch mà công ty đã xác lập, thực hiện.

     

    Lưu ý: Doanh nghiệp bị hạn chế đối với các quy định của pháp luật yêu cầu phải sử dụng con dấu kèm theo sau đây:

    - Thứ nhất:

    theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Kế toán 2015 thì sổ kế toán phải có chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật; đóng dấu giáp lai:

    “Điều 24. Sổ kế toán

    2. Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.

    - Thứ hai:

    theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì trong các chứng từ kế toán, trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện thủ tục đóng dấu:

    Điều 90. Mở, ghi sổ kế toán, chữ ký và sửa chữa sổ kế toán

    1. Mở sổ

    Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán. Sổ kế toán có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ. Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:

    - Đối với sổ kế toán dạng quyển: Trang đầu sổ phải ghi rõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác. Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.

    - Đối với sổ tờ rời: Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.”

     

     

     

     
    22128 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    admin (07/12/2021) yuanping (06/01/2020) enychi (21/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • 1 thành viên cảm ơn enychi vì bài viết hữu ích
    admin (07/12/2021)
  • #536907   05/01/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1303)
    Số điểm: 9940
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn.
    Nhưng thực tế mình thấy thì hầu hết hồ sơ giấy tờ của công ty như hợp đồng, thông báo đều phải có con dấu mới được công nhận, mà phải là dấu mộc tròn thì mới được tính. Trường hợp nào thì bắt buộc phải có con dấu nhỉ ngoài việc sổ sách kế toán bạn đã liệt kê trên. 
    Nếu bạn biết mong bạn có thể cung cấp giúp mình.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn jellannm vì bài viết hữu ích
    admin (07/12/2021)
  • #548019   31/05/2020

    jellannm viết:

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn.
    Nhưng thực tế mình thấy thì hầu hết hồ sơ giấy tờ của công ty như hợp đồng, thông báo đều phải có con dấu mới được công nhận, mà phải là dấu mộc tròn thì mới được tính. Trường hợp nào thì bắt buộc phải có con dấu nhỉ ngoài việc sổ sách kế toán bạn đã liệt kê trên. 
    Nếu bạn biết mong bạn có thể cung cấp giúp mình.

     

    Việc phân biệt con dấu tròn và con dấu vuông là theo quy định cũ thôi, còn hiện tại việc sử dụng con dấu tròn hay vuông là do doanh nghiệp tự quyết định, chỉ cần đảm bảo có làm thủ tục thông báo mẫu dấu là được. Hiện không có quy định nào ghi nhận về các trường hợp bắt buộc phải có con dấu của công ty, nội dung này là tùy vào điều lệ của công ty quy định thôi bạn nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #536919   06/01/2020

    embesatthu
    embesatthu
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/02/2019
    Tổng số bài viết (130)
    Số điểm: 771
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 91 lần


    Chào bạn!

    Queenlaw tư vấn cho bạn như sau:

    Con dấu của doanh nghiệp không có giá trị pháp lý, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định nó có giá trị pháp lý.

    Việc có hay không giá trị pháp lý sẽ căn cứ theo điều lệ công ty.

    Ngoài ra: hợp đồng còn có hợp đồng điện tử, các bên ký số và không đóng dấu.

    I can neither confirm nor deny details of any information without the Secretary's approval.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn embesatthu vì bài viết hữu ích
    admin (07/12/2021)
  • #537716   27/01/2020

    Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp không cần có con dấu tuy nhiên trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp, doanh nghiệp nào cũng cần con dấu. thứ nhất là để tạo lòng tin cho đối tác, vì theo thông lệ doanh nghiệp nào cũng có con dấu, thứ hai là để đóng dấu giáp lai, đóng dấu sổ sách kế toán.

     
    Báo quản trị |  
  • #547891   31/05/2020

    embesatthu
    embesatthu
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/02/2019
    Tổng số bài viết (130)
    Số điểm: 771
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 91 lần


    TVPL_PTSP viết:

    Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp không cần có con dấu tuy nhiên trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp, doanh nghiệp nào cũng cần con dấu. thứ nhất là để tạo lòng tin cho đối tác, vì theo thông lệ doanh nghiệp nào cũng có con dấu, thứ hai là để đóng dấu giáp lai, đóng dấu sổ sách kế toán.

    Chào bạn!

    Về vấn đề của bạn, Queenlaw tư vấn như sau:

    1. Thứ nhất, trên 50% DN khách của Queenalw không sủ dụng dấu.

    2. Thứ hai, lòng tin của đối tác không dựa trên con dấu.

    3. Thứ ba, thông lệ thế giới là không đóng dấu.

    4. Thứ tư, luật không quy định tài liệu của công ty bắt buộc phải giáp lai.

    Trên thực tế các DN khách của Queenlaw không vướng mắc gì khi không sử dụng, đăng tải thông báo mẫu dấu. Vẫn mở tài khoản ngân hàng, ký kết hợp đồng, hợp đồng điện tử và xuất hóa đơn bình thường theo đúng quy định của luật.

    I can neither confirm nor deny details of any information without the Secretary's approval.

     
    Báo quản trị |  
  • #547781   31/05/2020

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin hữu ích. Mình cảm thấy đi đôi với quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm thì đã có nhiều quy định khác đi kèm để doanh nghiệp có thể lựa chọn linh hoạt, phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #547897   31/05/2020

    embesatthu
    embesatthu
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/02/2019
    Tổng số bài viết (130)
    Số điểm: 771
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 91 lần


    hhngoc_anh viết:

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin hữu ích. Mình cảm thấy đi đôi với quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm thì đã có nhiều quy định khác đi kèm để doanh nghiệp có thể lựa chọn linh hoạt, phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình.

    Chào bạn!

    Về vấn đề của bạn, Queenlaw tư vấn như sau:

    Việc cấm chỉ có thể được quy định tại luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

    I can neither confirm nor deny details of any information without the Secretary's approval.

     
    Báo quản trị |  
  • #550397   29/06/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn bài chia sẻ,

    Như bài viết phân tích “chúng ta có thể hiểu rằng công ty không sử dụng con dấu trong các văn bản, giao dịch, hợp đồng sẽ không làm ảnh hưởng tới giá trị của giao dịch mà công ty đã xác lập, thực hiện.” là phù hợp với thực tiễn.

    Hợp đồng được giao kết dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận, việc người đại diện theo pháp luật hoặc người đã được ủy quyền đã đồng ý ký vào hợp đồng giao dịch thì hợp đồng đó đã có giá trị pháp lý mà không nhất thiết phải có con dấu đóng vào hợp đồng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #550433   29/06/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề hợp đồng không đóng dấu công ty, giá trị pháp lý thế nào nêu trên, theo quan điểm cá nhân của mình thì phải phụ thuộc loại hợp đồng đó có yêu cầu phải có đóng dấu của công ty hay không theo quy định pháp luật để xác định được hiệu lực hợp đồng đã ký kết.

     
    Báo quản trị |  
  • #563687   29/11/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Về nguyên tắc thì một trong các điều kiện để các hợp đồng, các giao dịch có hiệu lực là phải có sự đồng ý của người có thẩm quyền giao kết (thông qua chữ ký, lăn tay...). Việc sử dụng con dấu chỉ bắt buộc trong một số trường hợp hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng con dấu.

     
    Báo quản trị |  
  • #569860   31/03/2021

    có rất nhiều giao dịch được xác lập như một cách tự nguyện, ngay tình mà không thể có con dấu như giao dịch được xác lập qua thư điện tử. Do đó, nếu chúng ta buộc hợp đồng phải đóng con dấu của công ty mới ràng buộc công ty thì sẽ không đảm bảo nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

     
    Báo quản trị |  
  • #571108   03/05/2021

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 203 lần


    Thật ra không có văn bản nào yêu cầu hợp đồng phải có đóng dấu cả, chỉ cần có chữ ký của người đại diện theo pháp luật thì đã là hợp pháp. Thực tế con dấu nhằm xác nhận là hợp đồng đó là của chính công ty, tránh giả mạo chữ ký nên các bên giao dịch thường yêu cầu HĐ phải có đóng dấu.

     
    Báo quản trị |  
  • #572041   04/06/2021

    thangnhaque_95
    thangnhaque_95

    Male
    Sơ sinh

    Vietnam --> Nam Định
    Tham gia:03/06/2021
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin hữu ích này. Theo quan điểm của cá nhân thì mình nghĩ doanh nghiệp nên khắc dấu liền mực, thông báo mẫu dấu. Để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh, ký kết hợp đồng.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thangnhaque_95 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/06/2021)
  • #579922   29/01/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Hợp đồng không đóng dấu công ty, giá trị pháp lý thế nào?

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn. Nhìn chung, những trường hợp cần đóng dấu của công ty là trường hợp liên quan đến sổ kế toán, bởi sự minh bạch công khai tài chính. Pháp luật không đề cập hợp đồng nào cần có đóng dấu của công ty, do vậy trong hợp đồng có giá trị pháp lý mà không cần đóng dấu của công ty, miễn nội dung tuân thủ quy định pháp luật. 

    Thực tế, đa số các hợp đồng công ty đều có đóng dấu để thể hiện một cơ sở xác minh thẩm quyền. Tuy nhiên, các bên trong hợp đồng cần thận trọng hơn khi giao kết để đảm bảo tài liệu mà mình ký kết với đối tác là tài liệu đã được ký bởi người có đủ thẩm quyền, bởi doanh nghiệp sẽ không thể chỉ dựa vào “con dấu” mà cần phải kiểm tra xác nhận thông tin bằng những phương thức khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #581404   16/03/2022

    Hợp đồng không đóng dấu công ty, giá trị pháp lý thế nào?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn.

    Tuy nhiên, theo quy định hiện hành (cụ thể là Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020) quy định về con dấu doanh nghiệp như sau:

    "Điều 43. Dấu của doanh nghiệp

    1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

    2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

    3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật."


    Như vậy, có thể thấy, Luật Doanh nghiệp 2020 đã không còn bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký mẫu con dấu như trước đây và giao quyền quản lý con dấu cho doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
  • #581492   19/03/2022

    Hợp đồng không đóng dấu công ty, giá trị pháp lý thế nào?

    Lưu ý một số hình thức đóng dấu

    Đóng dấu chữ ký 

    Dấu chữ ký là dấu được đóng trên chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản, đây là con dấu khẳng định giá trị pháp lý của văn bản.

    Cách đóng dấu chữ ký, theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP: “Chỉ được đóng dấu, ký số của cơ quan, tổ chức vào văn bản đã có chữ ký của người có thẩm quyền và bản sao văn bản do cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện”. Và tại điểm a, b Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP: ”a) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định; b) Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái”.

    Đóng dấu treo

    Đối với dấu treo, cách thức đóng dấu được quy định tại điểm c, d Khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP: “c) Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục; d) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.”  Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính, ví dụ như đóng dấu treo vào phụ lục văn bản.

    Đóng dấu giáp lai

    Với dấu giáp lai, cách thức đóng dấu được quy định tại điểm d, đ Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP: “d) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định; đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản”. 

     
    Báo quản trị |  
  • #581501   19/03/2022

    bhnghia99
    bhnghia99

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:09/03/2022
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 366
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Hợp đồng không đóng dấu công ty, giá trị pháp lý thế nào?

    Với những quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2020 hiện nay, Con dấu doanh nghiệp không còn là bắt buộc mà sẽ doanh nghiệp tự quyết định và bảo quản. Nên việc xác định hợp đồng không có đóng dấu có giá trị pháp lý hay không chắc phải xem lại quy định về sử dụng con dấu có quy định trong điều lệ công ty hay không? Nếu không có quy định gì thì việc giao kết hợp đồng chỉ cần người có đủ thẩm quyền kí kết là được không bắt buộc phải có con dấu

     

     
    Báo quản trị |  
  • #583599   30/04/2022

    Hợp đồng không đóng dấu công ty, giá trị pháp lý thế nào?

    Cảm ơn những chia sẻ vô cùng thú vi từ bạn. con dấu là đại diện thể hiện của công ty. Cho nên đa số các văn kiện của công ty dù có quan trọng hay không thì doanh nghiệp vẫn đóng dấu nhằm xác nhận giao dịch và nhiều vấn đề khác nữa.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #585166   08/06/2022

    nhatvy05021999
    nhatvy05021999

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/09/2019
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Hợp đồng không đóng dấu công ty, giá trị pháp lý thế nào?

    Mình từng làm ở một công ty cho thuê văn phòng và khách thuê cá nhân thì gđ ký tên ko đóng dấu, khách thuê là công ty thù gđ mới đóng dấu công ty

     
    Báo quản trị |