Năm học 2017 - 2018 nhiều trường Đại học sẽ tăng học phí lên tới 3 lần do được tự chủ tài chính. Vấn đề này đã được Thủ Tướng Chính phủ quy định tại NĐ 86/2015/NĐ-CP. Trong đó, năm học 2017 - 2018, mức trần học phí khối ngành nhóm 1 (khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản) là 1,75 triệu đồng/tháng/sinh viên (các trường chưa tự chủ là 740.000 đồng/tháng). Như vậy, học phí có thể sẽ tăng gấp đôi và gần gấp 3 so với trước.
Do chủ trương tự chủ tài chính của nhà nước ở các trường đại học nên để có thể có đủ chi phí cho các khoản chi như tiền chi trả lương cho giáo viên,chi phí đào tạo, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu học tập của sinh viên thì các trường cần tăng học phí lên.
Tuy nhiên, Việc tăng học phí lên nhiều lần như hiện nay là vấn đề khiến cho rất nhiều người, trong đó là các bậc phụ huynh và các em sinh viên, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đông con, kinh tế yếu, hơn nữa ngoài học phí, các bạn sinh viên khi đi học cũng cần các khoản chi khác như ăn ở, đi lại, cho nên học phí tăng lên nhiều sẽ là một gánh nặng cho những gia đình và các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Chi phí càng nhiều, các bạn sinh viên thường có xu hướng đi tìm việc làm để phụ giúp gia đình, không có nhiều thời gian để chăm lo cho bài vở, vì vậy có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập tại trường.
Tóm lại, Các trường Đại học hiên nay khi tăng học phí thì cũng cần nâng cao chất lượng giáo dục và cơ sở vật chât đáp ứng nhu cầu học tập của các bạn sinh viên, tránh tình trạng học phí cao những chất lượng giáo dục thì kém, các bạn sinh viên khi ra trường không có kiến thức để đáp ứng các nhu cầu của nhà tuyển dụng.