Để hiểu thêm một chút, chúng ta cần phân biệt rõ các thuật ngữ:
Giới tính là cách phân chia và xác định người đó là nam hay nữ dựa vào bộ phận sinh dục bên ngoài của người đó. Cách xác định này đơn giản phân chia mọi người thành hai nhóm, không tính đến những trường hợp lưỡng tính.
Giới là phạm trù xã hội, gồm các vai trò, giá trị và chuẩn mực
cho người nam và người nữ. Ví dụ ở Việt nam một người nữ sẽ được mong đợi như "thắt đáy lưng ong" đảm đang nữ công gia chánh, là vợ là mẹ, người nam phải là trụ cột gia đình, "nam vô tửu như kỳ vô phong"...là chồng, là cha.
Khuynh hướng tình dục ( sexual orientation) gồm Tình dục khác giới ( heterosexual) là người nam thấy bị thu hút về tình dục bởi người nữ và ngược lại. Tình dục đồng giới ( homosexual) là sự thu hút giữa người khác giới. Tình dục song giới/ lưỡng giới là (bisexual) là người có thấy sự thu hút tình dục từ cả hai giới, trong khi ngược lại, asexual - là tình trạng không thấy bị thu hút bởi giới tính nào cả.
Cách phân chia truyền thống 2 giới ( nam-nữ) này không thể hiện được sự đa dạng về sinh học cũng như về xã hội. Có những trường hợp về mặt nhiễm sắc thể giới tính là lưỡng tính hoặc vô tính, trong khi đó có những người vì môi trường, hoàn cảnh của họ khiến họ phải đảm nhiệm vai trò khác với giới tính của họ. Ví dụ như trong thời chiến tranh ở VN, bao nhiêu cô gái thanh niên xung phong họ đã lên đường, ra chiến trường như những người nam giới thực thụ, hoặc gần đây nhiều người chồng đảm nhiệm việc nhà, chăm lo cho con vì vợ của họ điêu kiện làm ở xa nhà, đi xuất khẩu lao động nước ngoài chẳng hạn. Như vậy, các giá trị này không bất di bất dịch, vĩnh hằng mà ở mỗi xã hội, mỗi thời điểm khác
nhau thì các chuẩn mực này là không giống nhau.
Tương tự như thế, việc một người là con trai nhưng thấy thích người đồng giới với mình chứ không phải là một người con gái hay chuyện người nữ "kết hôn"với người nữ khác gây nhiều tranh cãi, bàn luận, thậm chí gay gắt phản đối, lên án. Chuyện bàn luận nguyên nhân gì gây ra đồng tính thì có nhiều, nhưng không phải đồng tính là do trào lưu hay bây giờ mới có, ngược lại ở một số nền văn hóa họ là một bộ phận rõ rệt của xã hội. Ví dụ như kathoey (tiếng Anh hay gọi là ladyboy)- họ có giới tính nam nhưng họ nhận thấy mình là phụ nữ, cư xử, ăn mặc như phụ nữ. Kathoey tồn tại ở Thailand hàng trăm năm, phổ biến trong xã hội. Phương Tây và Mỹ trước đây cũng coi đồng tính là bệnh hoạn, từ năm 1973 Hiệp hội tâm lý Hoa kỳ đã khẳng định là không có gen đồng
tính, đồng tính không phải là bênh lý cần phải chữa trị. Đó chỉ là một
trong đa dạng khuynh hướng tình dục, bên cạnh tình dục khác giới (
heterosexual), hai giới ( bisexual).
Vậy không nên lo sợ hay phê phán quá mức những người không thuộc 2
giới chính thống nam và nữ. Họ có là giới thứ 3 ( hay pê đê,
bóng, gay, les...), người lưỡng giới (bisexual) hay là người chuyển
giới (transgender, transexual), không nên phân biệt đối xử chỉ vì họ
không thuộc số đông. Ai cũng có quyền được tôn trọng để sống đúng bản
chất con người mình và không vi phạm tới quyền của người khác.