Giải pháp phòng ngừa "Bút ma thuật" trong giao dịch dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #494416 16/06/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 82 lần


    Giải pháp phòng ngừa "Bút ma thuật" trong giao dịch dân sự

    Với giá bán chỉ từ 100.000vnd – 300.000vnđ tùy loại, chiếc bút ma thuật dễ dàng xóa bay mực khi gặp nhiệt độ cao hoặc bằng chính đầu tẩy gắn trên thân bút, vì vậy chúng luôn tiềm ẩn những rủi ro rất cao khi cần giao kết hợp đồng trong tất cả các lĩnh vực pháp lý. Dưới đây là một số cách đối phó với “bút ma thuật”:

    Đối với những hợp đồng quan trọng, hợp đồng giá trị lớn, chúng ta nên gặp những Công chứng viên. Thông thường, công chứng viên sẽ có những cây bút riêng, kẻ gian sẽ hạn chế việc sử dụng cây bút ma thuật. Hơn hết, hợp đồng được công chứng viên công chứng sẽ đảm bảo về mặt pháp lý khá cao.

    Tuy nhiên nếu không đến được Công chứng viên, chúng ta nên sử dụng “điểm chỉ”. Trước đây, khi chưa xuất hiện các công cụ hiện đại thì hình thức này rất phổ biến từ thời cổ xưa vì điểm chỉ không thể làm giả. Và hiện nay, có rất nhiều giao dịch lớn vẫn sử dụng điểm chỉ để đảm bảo cho giao dịch.

    Ngoài ra, chúng ta có thể tham khảo một cách làm từ hệ thống ngân hàng của Ma Rốc, họ đề ra phương án cứng: Áp đặt yêu cầu nhân viên, sau khi bất kì hợp đồng nào được kí kết thì nhân viên phải phô tô ngay bản hợp đồng đó, lúc phô tô tất nhiên vẫn còn màu và còn chữ ký. Sau này xảy ra tranh chấp có thể lấy chúng làm chứng cứ.

                              

    Trên chỉ là những biện pháp phòng ngừa, vậy đặt trường hợp việc đã xảy ra rồi, thì chúng ta nên ứng xử như thế nào?

    Thực chất đây là vấn đề khó khăn, hợp đồng thì cần một chữ ký, chữ ký chính là dấu hiệu của sự đồng ý tham gia hợp đồng. Hiện nay Việt Nam có một số án lệ (tham khảo Án lệ số 07/2016 Một bên không kí tên trong hợp đồng) theo hướng nếu chứng minh hợp đồng tồn tại thực sự mà không có chữ ký, nếu có chứng cứ rằng thực sự hai bên đã ký (ví dụ như bản phô tô, camera, nhân chứng…) thì hoàn toàn giải quyết được.

    Có một lưu ý nhỏ cho những người gian lận như sau: khi kí bao giờ chiếc bút “ma thuật” cũng tì vào tờ giấy, cho nên có thể màu bút nó biến mất nhưng các dấu ấn trên giấy chưa chắc đã hết. Cho nên chúng ta phải cất giữ tờ giấy đó cẩn thận. Và sau đó chúng ta hãy dùng những kĩ thuật hiện đại để soi ra các dấu ấn từ cây bút để lại, rõ ràng đây chính là một chứng cứ về việc kẻ gian đã kí vào hợp đồng, chẳng qua họ dùng thủ thuật để làm mất màu bút đi, còn dấu ấn của chữ kí vẫn có. Khi dấu ấn chữ ký đã có thì chứng tỏ đã tham gia vào giao dịch, và đương nhiên theo Bộ luật dân sự thì phải chịu sự ràng buộc của giao dịch đó!

     
    4316 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    HuyenVuLS (19/06/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #494421   16/06/2018

    Trước đây khi còn làm thực tập tại tòa án mình cũng đã từng sử dụng chiếc bút ma thuật này. Việc sử dụng nó rất đơn giản, nếu bạn viết sai có thể xóa và sửa lại ngay không để lại bất kỳ dấu vết nào. Tuy nó rất tiện lợi nhưng nếu nó được dùng để ký kết trong hợp đồng thì thực sự rất rủi ro cho bên kia. Chính vì vậy, nên khi ký hợp đồng hay bất cứ giấy tờ gì quan trọng cũng nên có sự chứng kiến của công chứng viên hoặc điểm chỉ cho chắc chắn các bạn nhé.

     

     
    Báo quản trị |