Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 và thay thế Nghị định 44/2017/NĐ-CP
Theo đó, Dự thảo Nghị định quy định lại việc điều chỉnh mức đóng từ người sử dụng lao động vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động theo các mức như sau:
- Mức 0,7% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đối với tất cả trừ những trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 và 5 Điều 3 dự thảo Nghị định.
Quy định hiện hành: 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình.
- Mức 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi đáp ứng các điều kiện như:
+ Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và an toàn, vệ sinh lao động đúng quy định trong 03 năm liền kề trước thời điểm đề xuất điều chỉnh mức đóng;
+ Thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động theo quy định tại Mục 3 Chương II Luật an toàn, vệ sinh lao động;
+ Giảm 50% tần suất tai nạn lao động (bao gồm cả các trường hợp bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở) tính từ năm đề xuất điều chỉnh so với tần suất tai nạn lao động trung bình 03 năm liền kề trước năm đề xuất điều chỉnh đối với doanh nghiệp thuộc ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc giảm 75% tần suất tai nạn lao động (bao gồm cả các trường hợp bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở) tính từ năm đề xuất điều chỉnh so với tần suất tai nạn lao động trung bình 03 năm liền kề trước năm đề xuất điều chỉnh đối với doanh nghiệp còn lại;
+ Bố trí kinh phí bình quân cho công tác an toàn, vệ sinh lao động trong 02 năm liền kề trước thời điểm đề xuất điều chỉnh mức đóng bằng ít nhất 0,3% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động; đạt được chứng nhận tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018.
- Mức 0,3% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi đáp ứng các điều kiện như:
+ Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và an toàn, vệ sinh lao động đúng quy định trong 03 năm liền kề trước thời điểm đề xuất điều chỉnh mức đóng;
+ Thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động theo quy định tại Mục 3 Chương II Luật an toàn, vệ sinh lao động;
+ Giảm 75% tần suất tai nạn lao động (bao gồm cả các trường hợp bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở) tính từ năm đề xuất điều chỉnh so với tần suất tai nạn lao động trung bình 03 năm liền kề trước năm đề xuất điều chỉnh đối với doanh nghiệp thuộc ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc không để xảy ra tai nạn lao động (bao gồm cả các trường hợp bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở) tính từ năm đề xuất điều chỉnh so với tần suất tai nạn lao động trung bình 03 năm liền kề trước năm đề xuất điều chỉnh đối với doanh nghiệp còn lại;
+ Bố trí kinh phí bình quân cho công tác an toàn, vệ sinh lao động trong 02 năm liền kề trước thời điểm đề xuất điều chỉnh mức đóng bằng ít nhất 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động; Đạt được chứng nhận tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018.
- Mức 1% nếu bị phát hiện khai báo gian dối, làm giả hồ sơ đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động theo kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Mời bạn xem chi tiết tại file dự thảo đính kèm: