Đổ xăng đầy bình xe ô tô rồi chạy phạm tội gì?

Chủ đề   RSS   
  • #583950 06/05/2022

    Đổ xăng đầy bình xe ô tô rồi chạy phạm tội gì?

    Chủ xe ô tô đổ xăng đầy bình rồi chạy đi mà không trả tiền. Được biết người này đổ xăng hết  hơn hai triệu rưỡi, vậy người này phạm tội gì?
     
    Giá xăng làm ảnh hưởng đến đời sống, công ăn việc làm, thậm chí gây ảnh hưởng ổn định xã hội, tăng tỷ lệ phạm tội lên. Làm tăng tình trạng bán gian, bán xăng giả, …
    Đối với trường hợp trên, người chủ ô tô sẽ phạm tội cượp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay có dấu hiệu phạm tội phạm tội lạm dụng niềm tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng không đủ yếu tố cầu thành.
     
    Căn cứ Khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
    Theo đó, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
     
    Như vây, có thể xem đổ xăng là giao kết hợp đồng bằng hình thức chủ ô tô không dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hay sử dụng xăng vào mục đích bất hợp pháp nên người chủ xe không thể phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 
     
    Căn cứ Điều 172 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
    1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
    Theo đó, công khai chiếm đoạt tài sản theo quy định trên được hiểu là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản mà không dùng đến vũ lực hay bất cứ thủ đoạn nào nhằm đe dọa, uy hiếp, không nhanh chóng chiếm đoạt, lẩn tránh để chiếm đoạt tài sản. 
     
    Hành vi đổ xăng xong chạy luôn mang tính chất nhanh chóng, tẩu thoát vì nếu ở lại không trả tiền thì có thể bị chủ cây xăng giữ lại và dòi tiền xăng được nên hành vi này không được coi là công nhiên chiếm đoạt tài sản.
     
    Căn cứ Khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội cướp giật tài sản như sau:
    1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
    Lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát. Người phạm tội không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực cũng không làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự.
    Như vậy, chủ ô tô có dấu hiệu lợi dụng sơ hở của người đổ xăng rồi nhanh chóng tẩu thoát.
    Theo quan điểm của mình, thì người chủ ô tô này phạm tội cuớp giật. Còn quan điểm của bạn thì người chủ ô tô phạm tội gì?

     

     
    595 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #584231   24/05/2022

    Đổ xăng đầy bình xe ô tô rồi chạy phạm tội gì?

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả. Vừa qua, ngày 31/12 cũng có một vụ việc tương tự ở Long An. Theo đó, một lái xe ô tô 4 chỗ màu trắng hiệu Hyundai vào đổ xăng, sau đó lên xe bỏ đi mà không trả tiền. Xe ô tô này mang BS 51A-402.05. Biển số này được đăng ký cho xe Toyota zace 8 chỗ, màu xanh của anh Trương Văn T. (Q.Gò Vấp, TP.HCM). Trong khi, xe xuất hiện trong clip lại là xe Hyundai 4 chỗ, màu trắng.

    Đây là một trong những vụ việc cần được lên án, các cơ quan điều tra cần xác định người thực hiện hành vi phạm tội này và xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật để nhằm giáo dục, răn đe trong cộng đồng.

     
    Báo quản trị |