Điểm danh những quy định tại Bộ luật dân sự 2005 bị bãi bỏ

Chủ đề   RSS   
  • #445098 10/01/2017

    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần


    Điểm danh những quy định tại Bộ luật dân sự 2005 bị bãi bỏ

    Bên cạnh việc điểm qua các quy định mới tại Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, thì việc xem lại những quy định tại Bộ luật dân sự 2005 cũng không kém phần quan trọng. Dưới đây là danh sách những quy định tại Bộ luật dân sự 2005 bị bãi bỏ:

    Điểm danh những quy định tại Bộ luật dân sự 2005 bị bãi bỏ

    Phần thứ nhất: Những quy định chung

    Chương II: Những nguyên tắc cơ bản

    Điều 11. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

    Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải tuân theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật.

    CHƯƠNG III: Cá nhân

    Điều 25. Bảo vệ quyền nhân thân

    Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:

    1. Tự mình cải chính;

    2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;

    3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.

    Điều 46. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

    Cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

    Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý.

    Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người; việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

    Điều 47. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

    1. Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

    2. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

    Điều 48. Quyền tự do đi lại, tự do cư trú

    1. Cá nhân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú.

    2. Quyền tự do đi lại, tự do cư trú của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

    Điều 49. Quyền lao động

    Cá nhân có quyền lao động.

    Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.

    Điều 50. Quyền tự do kinh doanh

    Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

    Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật.

    Điều 51. Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo

    1. Cá nhân có quyền tự do nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khác.

    2. Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Không ai được cản trở, hạn chế quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo của cá nhân.

    Chương IV: Pháp nhân

    Điều 89. Cơ quan điều hành của pháp nhân

    1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành.

    2. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

    Điều 100. Các loại pháp nhân

    1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.

    2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

    3. Tổ chức kinh tế.

    4. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

    5. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

    6. Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật này.

    Điều 101. Pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân

    1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao tài sản để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thực hiện các chức năng khác không nhằm mục đích kinh doanh là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

    2. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân chịu trách nhiệm dân sự liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình bằng kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước.

    3. Trong trường hợp cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện các hoạt động có thu theo quy định của pháp luật thì phải chịu trách nhiệm dân sự liên quan đến hoạt động có thu bằng tài sản có được từ hoạt động này.

    Điều 102. Pháp nhân là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

    1. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm thực hiện mục tiêu chính trị, xã hội theo điều lệ là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

    2. Tài sản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội không thể phân chia cho các thành viên.

    3. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình, trừ tài sản mà theo quy định của pháp luật không được sử dụng để chịu trách nhiệm dân sự.

    Điều 103. Pháp nhân là tổ chức kinh tế

    1. Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật này là pháp nhân.

    2. Tổ chức kinh tế phải có điều lệ.

    3. Tổ chức kinh tế chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.

    Điều 104. Pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

    1. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc hội phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

    2. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.

    3. Trong trường hợp tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp chấm dứt hoạt động thì tài sản của tổ chức đó không được phân chia cho các hội viên mà phải được giải quyết theo quy định của pháp luật.

    Điều 105. Pháp nhân là quỹ xã hội, quỹ từ thiện

    1. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ, hoạt động vì mục đích khuyến khích phát triển văn hoá, khoa học, từ thiện và các mục đích xã hội, nhân đạo khác không nhằm mục đích thu lợi nhuận là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

    2. Tài sản của quỹ xã hội, quỹ từ thiện được quản lý, sử dụng và định đoạt theo quy định của pháp luật và phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ do điều lệ quy định.

    3. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện chỉ được phép tiến hành các hoạt động quy định trong điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, trong phạm vi tài sản của quỹ và phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản đó.

    4. Tổ chức đã lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản thuộc sở hữu của mình về các hoạt động của quỹ và không được phân chia tài sản của quỹ trong quá trình quỹ hoạt động.

    Trong trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện chấm dứt hoạt động thì tài sản của quỹ không được phân chia cho các sáng lập viên mà phải được giải quyết theo quy định của pháp luật.

    Chương V: Hộ gia đình, Tổ hợp tác

    Điều 106. Hộ gia đình

    Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.

    Điều 109. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình

    1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.

    2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.

    Điều 111. Tổ hợp tác

    1. Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.

    Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    2. Hợp đồng hợp tác có các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác;

    b) Họ, tên, nơi cư trú của tổ trưởng và các tổ viên;

    c) Mức đóng góp tài sản, nếu có; phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các tổ viên;

    d) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ trưởng, của các tổ viên;

    đ) Điều kiện nhận tổ viên mới và ra khỏi tổ hợp tác;

    e) Điều kiện chấm dứt tổ hợp tác;

    g) Các thoả thuận khác.

    Điều 112. Tổ viên tổ hợp tác

    Tổ viên tổ hợp tác là cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

    Tổ hợp tác có quyền giao kết hợp đồng lao động với người không phải là tổ viên để thực hiện những công việc nhất định.

    Điều 115. Nghĩa vụ của tổ viên

    Tổ viên có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Thực hiện sự hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác;

    2. Bồi thường thiệt hại cho tổ hợp tác do lỗi của mình gây ra.

    Điều 116. Quyền của tổ viên

    Tổ viên có các quyền sau đây:

    1. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác theo thoả thuận;

    2. Tham gia quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động của tổ hợp tác, thực hiện việc kiểm tra hoạt động của tổ hợp tác.

    Điều 118. Nhận tổ viên mới

    Tổ hợp tác có thể nhận thêm tổ viên mới, nếu được đa số tổ viên đồng ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Điều 119. Ra khỏi tổ hợp tác

    1. Tổ viên có quyền ra khỏi tổ hợp tác theo các điều kiện đã thoả thuận.

    2. Tổ viên ra khỏi tổ hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản mà mình đã đóng góp vào tổ hợp tác, được chia phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ của mình đối với tổ hợp tác theo thoả thuận; nếu việc phân chia tài sản bằng hiện vật mà ảnh hưởng đến việc tiếp tục hoạt động của tổ thì tài sản được trị giá bằng tiền để chia.

    Điều 120. Chấm dứt tổ hợp tác

    1. Tổ hợp tác chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;

    b) Mục đích của việc hợp tác đã đạt được;

    c) Các tổ viên thoả thuận chấm dứt tổ hợp tác.

    Trong trường hợp chấm dứt, tổ hợp tác phải báo cáo cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đã chứng thực hợp đồng hợp tác.

    2. Tổ hợp tác chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định.

    3. Khi chấm dứt, tổ hợp tác phải thanh toán các khoản nợ của tổ; nếu tài sản của tổ không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các tổ viên để thanh toán theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật này.

    Trong trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản của tổ vẫn còn thì được chia cho các tổ viên theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Phần thứ hai: Tài sản và quyền sở hữu

    Chương X: Những quy định chung

    Điều 167. Đăng ký quyền sở hữu tài sản

    Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Điều 168. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản

    1. Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Điều 172. Hình thức sở hữu

    Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

    Điều 173. Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản

    1. Người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thoả thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật.

    2. Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản bao gồm:

    a) Quyền sử dụng đất;

    b) Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề;

    c) Các quyền khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

    3. Việc chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu tài sản cho người khác không phải là căn cứ để chấm dứt các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản đó quy định tại khoản 2 Điều này .

    4. Các quyền đối với tài sản của người không phải là chủ sở hữu được bảo vệ theo quy định tại Điều 261 của Bộ luật này.

    5. Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản phải đăng ký bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo thoả thuận và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    Chương XII: Nội dung quyền sở hữu

    Điều 187. Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu

    1. Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

    Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    2. Đối với tài sản do người khác tẩu tán nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người phát hiện phải thông báo hoặc giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

    Điều 188. Quyền chiếm hữu gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc

    Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu chưa xác định được chủ sở hữu thì được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu.

    Chương XIII: Các hình thức sở hữu

    Điều 208. Sở hữu tập thể

    Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi.

    Điều 209. Tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể

    Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, thu nhập hợp pháp do sản xuất, kinh doanh, được Nhà nước hỗ trợ hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của tập thể đó.

    Điều 210. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể

    1. Việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể phải tuân theo pháp luật, phù hợp với điều lệ của tập thể đó, bảo đảm sự phát triển ổn định của sở hữu tập thể.

    2. Tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể được giao cho các thành viên khai thác công dụng bằng sức lao động của mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế chung và lợi ích, nhu cầu của các thành viên.

    3. Thành viên của tập thể có quyền được ưu tiên mua, thuê, thuê khoán tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể.

    Điều 212. Tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân

    1. Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân là tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân.

    Tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị.

    2. Cá nhân không được sở hữu đối với tài sản mà pháp luật quy định không thể thuộc hình thức sở hữu sở hữu tư nhân.

    Điều 227. Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

    Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là sở hữu của tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung quy định trong điều lệ.

    Điều 228. Tài sản thuộc hình thức sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

    1. Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng cho chung và từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

    Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước đã chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức đó.

    2. Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để quản lý và sử dụng thì không thuộc sở hữu của tổ chức đó.

    Điều 229. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

    Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật và phù hợp với mục đích hoạt động được quy định trong điều lệ.

    Điều 230. Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

    Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp là sở hữu của cả tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung của các thành viên được quy định trong điều lệ.

    Điều 231. Tài sản thuộc hình thức sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

    Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đó.

    Điều 232. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

    Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật và phù hợp với mục đích hoạt động được quy định trong điều lệ.

    Điều 261. Bảo vệ quyền của người chiếm hữu mà không phải là chủ sở hữu

    Các quyền được quy định tại các điều từ Điều 255 đến Điều 260 của Bộ luật này cũng thuộc về người tuy không phải là chủ sở hữu nhưng chiếm hữu tài sản trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề hoặc theo căn cứ khác do pháp luật quy định hoặc theo thoả thuận.

    Chương XVI: Những quy định khác về quyền sở hữu

    Điều 272. Quyền yêu cầu sửa chữa, phá dỡ bất động sản liền kề

    Trong trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề hoặc nơi sinh hoạt công cộng thì chủ sở hữu phải chặt cây, sửa chữa hoặc phá dỡ công trình xây dựng đó.

    Chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ phải chặt cây, phá dỡ; nếu người đó không chặt cây, phá dỡ thì chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.

    Phần thứ ba: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự

    Chương XVII: Những quy định chung

    Điều 283. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ dân sự

    Bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

    Điều 310. Hình thức chuyển giao quyền yêu cầu

    1. Việc chuyển giao quyền yêu cầu được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

    2. Trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, đăng ký hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

    Điều 316. Hình thức chuyển giao nghĩa vụ dân sự

    1. Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

    2. Trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao nghĩa vụ phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, đăng ký hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

    Điều 321. Tiền, giấy tờ có giá dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

    Tiền, trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

    Điều 322. Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

    1. Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

    2. Quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

    3. Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về tài nguyên.

    Điều 327. Hình thức cầm cố tài sản

    Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

    Điều 329. Thời hạn cầm cố tài sản

    Thời hạn cầm cố tài sản do các bên thoả thuận. Trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.

    Điều 334. Cầm cố nhiều tài sản

    Trong trường hợp cầm cố nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận mỗi tài sản bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ.

    Điều 335. Hủy bỏ việc cầm cố tài sản

    Việc cầm cố tài sản có thể bị hủy bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý.

    Điều 336. Xử lý tài sản cầm cố

    Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố.

    Điều 337. Xử lý tài sản cầm cố trong trường hợp có nhiều tài sản cầm cố

    Trong trường hợp tài sản được dùng để cầm cố có nhiều vật thì bên nhận cầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Bên nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

    Điều 338. Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố

    Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó.

    Điều 341. Cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ

    Việc cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 326 đến Điều 340 của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác về hoạt động của cửa hàng cầm đồ.

    Điều 343. Hình thức thế chấp tài sản

    Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.

    Điều 344. Thời hạn thế chấp

    Các bên thỏa thuận về thời hạn thế chấp tài sản; nếu không có thỏa thuận thì việc thế chấp có thời hạn cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp.

    Điều 345. Thế chấp tài sản đang cho thuê

    Tài sản đang cho thuê cũng có thể được dùng để thế chấp. Hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Điều 347. Thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự

    Trong trường hợp thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận mỗi tài sản bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ.

    Điều 354. Thay thế và sửa chữa tài sản thế chấp

    1. Bên thế chấp chỉ được thay thế tài sản thế chấp khi có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, nếu không có thoả thuận khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 349 của Bộ luật này.

    2. Trong trường hợp thế chấp kho hàng thì bên thế chấp có thể thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

    3. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì bên thế chấp trong một thời gian hợp lý phải sửa chữa tài sản thế chấp hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, nếu không có thoả thuận khác.

    Điều 355. Xử lý tài sản thế chấp

    Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 của Bộ luật này.

    Điều 356. Hủy bỏ việc thế chấp tài sản

    Việc thế chấp tài sản có thể bị hủy bỏ nếu được bên nhận thế chấp đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Điều 362. Hình thức bảo lãnh

    Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực.

    Điều 369. Xử lý tài sản của bên bảo lãnh

    Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.

    Điều 370. Hủy bỏ việc bảo lãnh

    Việc bảo lãnh có thể được hủy bỏ nếu được bên nhận bảo lãnh đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Điều 384. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự khi bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt

    Khi các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nghĩa vụ phải do chính bên có nghĩa vụ thực hiện mà cá nhân chết hoặc pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt thì nghĩa vụ cũng chấm dứt.

    Điều 389. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự

    Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

    1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;

    2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

    Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự

    1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

    2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

    Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Điều 412. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự

    Việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

    1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác;

    2. Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;

    3. Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

    Chương XVIII: Hợp đồng dân sự thông thường

    Điều 439. Thời điểm chuyển quyền sở hữu

    1. Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    2. Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.

    3. Trong trường hợp tài sản mua bán chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên bán.     

    Điều 450. Hình thức hợp đồng mua bán nhà ở

    Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Điều 451. Nghĩa vụ của bên bán nhà ở

    Bên bán nhà ở có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Thông báo cho bên mua về các hạn chế quyền sở hữu đối với nhà mua bán, nếu có;

    2. Bảo quản nhà ở đã bán trong thời gian chưa giao nhà ở cho bên mua;

    3. Giao nhà ở đúng tình trạng đã ghi trong hợp đồng kèm theo hồ sơ về nhà cho bên mua;

    4. Thực hiện đúng các thủ tục mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật.

    Điều 452. Quyền của bên bán nhà ở

    Bên bán nhà ở có các quyền sau đây:

    1. Yêu cầu bên mua nhận nhà đúng thời hạn đã thoả thuận;

    2. Yêu cầu bên mua trả tiền đúng thời hạn, theo phương thức đã thoả thuận;

    3. Yêu cầu bên mua hoàn thành các thủ tục mua bán nhà ở trong thời hạn đã thoả thuận;

    4. Không giao nhà khi chưa nhận đủ tiền nhà như đã thoả thuận.

    Điều 453. Nghĩa vụ của bên mua nhà ở

    Bên mua nhà ở có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Trả đủ tiền mua nhà đúng thời hạn, theo phương thức đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận về thời hạn và địa điểm trả tiền thì bên mua phải trả vào thời điểm bên bán giao nhà và tại nơi có nhà;

    2. Nhận nhà và hồ sơ về nhà đúng thời hạn đã thoả thuận;

    3. Trong trường hợp mua nhà đang cho thuê, phải bảo đảm quyền, lợi ích của người thuê như thoả thuận trong hợp đồng thuê khi thời hạn thuê còn hiệu lực.

    Điều 454. Quyền của bên mua nhà ở

    Bên mua nhà ở có các quyền sau đây:

    1. Được nhận nhà kèm theo hồ sơ về nhà theo đúng tình trạng đã thoả thuận;

    2. Yêu cầu bên bán hoàn thành các thủ tục mua bán nhà ở trong thời hạn đã thoả thuận;

    3. Yêu cầu bên bán giao nhà đúng thời hạn; nếu không giao hoặc chậm giao nhà thì phải bồi thường thiệt hại.

    Điều 455. Mua nhà để sử dụng vào mục đích khác

    Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác thì các quy định tại các điều từ Điều 450 đến Điều 454 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với việc mua nhà sử dụng vào mục đích khác không phải là mua nhà ở.

    Điều 457. Thông báo bán đấu giá

    1. Người bán đấu giá phải thông báo công khai tại nơi bán đấu giá và trên phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng và danh mục các tài sản bán đấu giá chậm nhất là bảy ngày đối với động sản, ba mươi ngày đối với bất động sản trước ngày bán đấu giá.

    2. Những người có liên quan đến tài sản bán đấu giá phải được thông báo về việc bán đấu giá để tham gia định giá khởi điểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Điều 458. Thực hiện bán đấu giá

    1. Khi bán đấu giá, người bán đấu giá công bố giá bán khởi điểm.

    2. Người trả giá cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm là người được mua tài sản bán đấu giá và được coi là đã chấp nhận giao kết hợp đồng.

    3. Việc bán đấu giá được lập thành văn bản và có chữ ký của người mua, người bán và hai người chứng kiến.

    4. Thời hạn giao tài sản bán đấu giá, thời hạn và phương thức thanh toán được thực hiện theo quy chế bán đấu giá.

    5. Người bán đấu giá không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản bán đấu giá.

    6. Trong trường hợp giá mua cao nhất được công bố thấp hơn so với giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá xem như không thành.

    Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức và thủ tục bán đấu giá tài sản.

    Điều 459. Bán đấu giá bất động sản

    1. Việc bán đấu giá bất động sản được thực hiện tại nơi có bất động sản hoặc nơi do người bán đấu giá xác định.

    2. Sau khi có thông báo về việc bán đấu giá bất động sản, những người muốn mua phải đăng ký mua và phải nộp một khoản tiền đặt trước. Danh sách những người đăng ký mua được công bố công khai tại nơi bán đấu giá.

    3. Trong trường hợp mua được tài sản bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trừ vào giá mua; nếu người mua từ chối mua thì không được hoàn trả khoản tiền đó.

    4. Người bán đấu giá phải hoàn trả khoản tiền đặt trước cho những người khác đã đăng ký mà không mua được tài sản bán đấu giá.

    5. Việc mua bán bất động sản bán đấu giá được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải được đăng ký, nếu pháp luật có quy.

    Điều 491. Chấm dứt hợp đồng thuê tài sản

    Hợp đồng thuê tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    1. Thời hạn thuê đã hết;

    2. Theo thoả thuận của các bên về việc chấm dứt trước thời hạn; đối với hợp đồng thuê không xác định thời hạn, khi bên cho thuê muốn chấm dứt hợp đồng thì phải báo cho bên thuê biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận về thời hạn báo trước;

    3. Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

    4. Tài sản thuê không còn.

    Điều 492. Hình thức hợp đồng thuê nhà ở

    Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Điều 493. Nghĩa vụ của bên cho thuê nhà ở

    Bên cho thuê nhà ở có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Giao nhà cho bên thuê theo đúng hợp đồng;

    2. Bảo đảm cho bên thuê sử dụng ổn định nhà trong thời hạn thuê;

    3. Bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo định kỳ hoặc theo thoả thuận; nếu bên cho thuê không bảo dưỡng, sửa chữa nhà mà gây thiệt hại cho bên thuê thì phải bồi thường.

    Điều 494. Quyền của bên cho thuê nhà ở

    Bên cho thuê nhà ở có các quyền sau đây:

    1. Nhận đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thoả thuận;

    2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 498 của Bộ luật này;

    3. Cải tạo, nâng cấp nhà cho thuê khi được bên thuê đồng ý, nhưng không được gây phiền hà cho bên thuê sử dụng chỗ ở;

    4. Được lấy lại nhà cho thuê khi thời hạn thuê đã hết; nếu hợp đồng không quy định thời hạn thuê thì bên cho thuê muốn lấy lại nhà phải báo cho bên thuê biết trước sáu tháng.

    Điều 495. Nghĩa vụ của bên thuê nhà ở

    Bên thuê nhà có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Sử dụng nhà đúng mục đích đã thoả thuận;

    2. Trả đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thoả thuận;

    3. Giữ gìn nhà, sửa chữa những hư hỏng do mình gây ra;

    4. Tôn trọng quy tắc sinh hoạt công cộng;

    5. Trả nhà cho bên cho thuê theo đúng thoả thuận.

    Điều 496. Quyền của bên thuê nhà ở

    Bên thuê nhà có các quyền sau đây:

    1. Nhận nhà thuê theo đúng thoả thuận;

    2. Được đổi nhà đang thuê với người thuê khác, nếu được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;

    3. Được cho thuê lại nhà đang thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;

    4. Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận với bên cho thuê, trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nhà;

    5. Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa nhà đang cho thuê trong trường hợp nhà bị hư hỏng nặng.

    6. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 498 của Bộ luật này.

    Điều 497. Quyền, nghĩa vụ của những người thuộc bên thuê có tên trong hợp đồng thuê nhà ở

    Những người thuộc bên thuê có tên trong hợp đồng thuê nhà có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với bên cho thuê và phải liên đới thực hiện các nghĩa vụ của bên thuê đối với bên cho thuê.

    Điều 498. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở

    1. Bên cho thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên thuê có một trong các hành vi sau đây:

    a) Không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

    b) Sử dụng nhà không đúng mục đích thuê;

    c) Cố ý làm nhà hư hỏng nghiêm trọng;

    d) Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang thuê mà không có sự đồng ý bằng văn bản của bên cho thuê;

    đ) Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường của những người xung quanh;

    e) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.

    2. Bên thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên cho thuê có một trong các hành vi sau đây:

    a) Không sửa chữa nhà khi chất lượng nhà giảm sút nghiêm trọng;

    b) Tăng giá thuê nhà bất hợp lý.

    c) Quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.

    3. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà phải báo cho bên kia biết trước một tháng, nếu không có thoả thuận khác.

    Điều 499. Chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở

    Hợp đồng thuê nhà ở chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    1. Thời hạn thuê đã hết; nếu hợp đồng không xác định thời hạn thuê thì hợp đồng chấm dứt sau sáu tháng, kể từ ngày bên cho thuê báo cho bên thuê biết về việc đòi nhà;

    2. Nhà cho thuê không còn;

    3. Bên thuê nhà chết và không có ai cùng chung sống;

    4. Nhà cho thuê phải phá dỡ do bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ hoặc do thực hiện quy hoạch xây dựng của Nhà nước.

    Điều 500. Thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác

    Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác thì quy định tại các điều từ Điều 492 đến Điều 499 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với việc thuê nhà sử dụng vào mục đích khác không phải là thuê nhà ở.

    Điều 567. Hợp đồng bảo hiểm

    Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

    Điều 568. Các loại hợp đồng bảo hiểm

    Hợp đồng bảo hiểm bao gồm hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

    Điều 569. Đối tượng bảo hiểm

    Đối tượng bảo hiểm bao gồm con người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

    Điều 570. Hình thức hợp đồng bảo hiểm

    Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.

    Điều 571. Sự kiện bảo hiểm

    Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 346 của Bộ luật này.

    Điều 572. Phí bảo hiểm

    1. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho bên bảo hiểm.

    Thời hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc theo định kỳ.

    2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chậm đóng phí bảo hiểm theo định kỳ thì bên bảo hiểm ấn định một thời hạn để bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm; nếu hết thời hạn đó mà bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm thì hợp đồng chấm dứt.

    Điều 573. Nghĩa vụ thông tin của bên mua bảo hiểm

    1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, theo yêu cầu của bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết.

    2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng để hưởng tiền bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và thu phí bảo hiểm đến thời điểm chất dứt hợp đồng.

    Điều 574. Nghĩa vụ phòng ngừa thiệt hại

    1. Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện ghi trong hợp đồng, các quy định của pháp luật có liên quan và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại.

    2. Trong trường hợp bên được bảo hiểm có lỗi không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại đã ghi trong hợp đồng thì bên bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để bên được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn mà các biện pháp phòng ngừa vẫn không được thực hiện thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc không trả tiền bảo hiểm khi thiệt hại xảy ra do các biện pháp phòng ngừa đã không được thực hiện.

    Điều 575. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm và của bên bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

    1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm hoặc bên được bảo hiểm phải báo ngay cho bên bảo hiểm và phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

    2. Bên bảo hiểm phải thanh toán chi phí cần thiết và hợp lý mà người thứ ba đã bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

    Điều 576. Trả tiền bảo hiểm

    1. Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận về thời hạn thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm.

    2. Trong trường hợp bên bảo hiểm chậm trả tiền bảo hiểm thì phải trả cả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả tiền bảo hiểm tương ứng với thời gian chậm trả.

    3. Trong trường hợp bên được bảo hiểm cố ý để xảy ra thiệt hại thì bên bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm; nếu do lỗi vô ý của người được bảo hiểm thì bên bảo hiểm không phải trả một phần tiền bảo hiểm tương ứng với mức độ lỗi của bên được bảo hiểm.

    Điều 577. Chuyển yêu cầu hoàn trả

    1. Trong trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả. Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ phải cung cấp cho bên bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết mà mình biết để bên bảo hiểm thực hiện quyền yêu cầu đối với người thứ ba.

    2. Trong trường hợp bên được bảo hiểm đã nhận số tiền bồi thường thiệt hại do người thứ ba trả, nhưng vẫn ít hơn số tiền mà bên bảo hiểm phải trả thì bên bảo hiểm chỉ phải trả phần chệnh lệch giữa số tiền bảo hiểm và số tiền mà người thứ ba đã trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu bên được bảo hiểm đã nhận tiền bảo hiểm nhưng ít hơn so với thiệt hại do người thứ ba gây ra thì bên được bảo hiểm vẫn có quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và tiền bồi thường thiệt hại.

    Bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho bên được bảo hiểm.

    Điều 578. Bảo hiểm tính mạng

    Trong trường hợp bảo hiểm tính mạng thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ; nếu bên được bảo hiểm chết thì tiền bảo hiểm được trả cho người thừa kế của bên được bảo hiểm.

    Điều 579. Bảo hiểm tài sản

    1. Bên bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm theo các điều kiện đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

    2. Trong trường hợp quyền sở hữu đối với tài sản bảo hiểm được chuyển cho người khác thì chủ sở hữu mới đương nhiên thay thế chủ sở hữu cũ trong hợp đồng bảo hiểm, kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản. Chủ sở hữu cũ là bên mua bảo hiểm phải báo cho chủ sở hữu mới biết về việc tài sản đã được bảo hiểm, báo kịp thời cho bên bảo hiểm về việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản.

    Điều 580. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

    1. Trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm hoặc cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm đối với thiệt hại mà bên mua bảo hiểm đã gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

    2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho người thứ ba thì có quyền yêu cầu bên bảo hiểm phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho người thứ ba, nhưng không vượt quá mức trả bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật đã quy định.

    Điều 589. Chấm dứt hợp đồng ủy quyền

    Hợp đồng ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    1. Hợp đồng ủy quyền hết hạn;

    2. Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

    3. Bên ủy quyền, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 588 của Bộ luật này;

    4. Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

    Chương XX: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

    Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi

    Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

    Điều 620. Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra

    Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng.

    Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu người có thẩm quyền có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ.

    Phần thứ tư: Thừa kế

    Chương XXIII: Thừa kế theo di chúc

    Điều 663. Di chúc chung của vợ, chồng

    Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.

    Điều 664. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng

    1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.

    2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.

    Điều 668. Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng

    Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.

    Phần thứ năm: Quy định về chuyển quyền sử dụng đất

    Chương XXVI: Những quy định chung

    Điều 688. Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất

    1. Đất đai thuộc hình thức sở hữu nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản lý.

    2. Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.

    3. Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác cũng được xác lập do được người khác chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

    Điều 689. Hình thức chuyển quyền sử dụng đất

    1. Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

    2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

    3. Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 733 đến Điều 735 của Bộ luật này.

    Điều 690. Giá chuyển quyền sử dụng đất

    Giá chuyển quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.

    Điều 691. Nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất

    1. Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác sử dụng đất được pháp luật cho phép chuyển quyền sử dụng đất mới có quyền chuyển quyền sử dụng đất.

    2. Khi chuyển quyền sử dụng đất, các bên có quyền thoả thuận về nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất nhưng phải phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

    3. Bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương tại thời điểm chuyển quyền sử dụng đất.

    Điều 692. Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất

    Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Chương XXVII: Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất

    Điều 693. Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất

    Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên chuyển giao đất và chuyển quyền sử dụng đất cho nhau theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

    Điều 694. Nội dung của hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất

    Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây:

    1. Tên, địa chỉ của các bên;

    2. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

    3. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;

    4. Thời điểm chuyển giao đất;

    5. Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển đổi; thời hạn sử dụng đất còn lại của bên được chuyển đổi;

    6. Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất, nếu có;

    7. Quyền của người thứ ba đối với đất chuyển đổi;

    8. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

    Điều 695. Nghĩa vụ của các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất

    Các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Chuyển giao đất cho nhau đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

    2. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn;

    3. Chịu lệ phí về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất đối với diện tích đất mà mình được chuyển đổi và thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai;

    4. Thanh toán tiền chênh lệch, nếu giá trị quyền sử dụng đất chuyển đổi của một bên cao hơn, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Điều 696. Quyền của các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất

    Các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

    1. Yêu cầu bên kia giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

    2. Yêu cầu bên kia giao cho mình toàn bộ giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;

    3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất đã chuyển đổi;

    4. Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn.

    Chương XXVIII: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng

    Điều 697. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

    Điều 698. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây:

    1. Tên, địa chỉ của các bên;

    2. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

    3. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;

    4. Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng; thời hạn sử dụng đất còn lại của bên nhận chuyển nhượng;

    5. Giá chuyển nhượng;

    6. Phương thức, thời hạn thanh toán;

    7. Quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;

    8. Các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng đất;

    9. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

    Điều 699. Nghĩa vụ của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

    2. Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng.

    Điều 700. Quyền của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền được nhận tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất; trường hợp bên nhận chuyển nhượng chậm trả tiền thì áp dụng theo quy định tại Điều 305 của Bộ luật này.

    Điều 701. Nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

    http://thuvienphapluat.vn/doc2htm/00002463_files/image001.gif2. Đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

    3. Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;

    4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Điều 702. Quyền của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

    1. Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao cho mình giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất;

    2. Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

    3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được chuyển nhượng;

    4. Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn.

    Chương XXIX : Hợp đồng thuê, thuê lại quyền sử dụng đất

    Điều 703. Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

    Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê chuyển giao đất cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải sử dụng đất đúng mục đích, trả tiền thuê và trả lại đất khi hết thời hạn thuê theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

    Điều 704. Nội dung của hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

    Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây:

    1. Tên, địa chỉ của các bên;

    2. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

    3. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;

    4. Thời hạn thuê;

    5. Giá thuê;

    6. Phương thức, thời hạn thanh toán;

    7. Quyền của người thứ ba đối với đất thuê;

    8. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng;

    9. Giải quyết hậu quả khi hợp đồng thuê quyền sử dụng đất hết hạn.

    Điều 705. Nghĩa vụ của bên cho thuê quyền sử dụng đất

    Bên cho thuê quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Đăng ký việc cho thuê quyền sử dụng đất;

    2. Chuyển giao đất cho bên thuê đủ diện tích, đúng vị trí, số hiệu, hạng đất, loại đất và tình trạng đất như đã thoả thuận;

    3. Cho thuê quyền sử dụng đất trong thời hạn được giao, được thuê;

    4. Kiểm tra, nhắc nhở bên thuê bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích;

    5. Nộp thuế sử dụng đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

    6. Báo cho bên thuê về quyền của người thứ ba đối với đất thuê.

    Điều 706. Quyền của bên cho thuê quyền sử dụng đất

    Bên cho thuê quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

    1. Yêu cầu bên thuê quyền sử dụng đất trả đủ tiền thuê;

    2. Yêu cầu bên thuê quyền sử dụng đất chấm dứt ngay việc sử dụng đất không đúng mục đích, hủy hoại đất hoặc làm giảm sút giá trị sử dụng của đất; nếu bên thuê không chấm dứt ngay hành vi vi phạm thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bên thuê trả lại đất đang thuê và bồi thường thiệt hại;

    3. Yêu cầu bên thuê trả lại đất khi thời hạn cho thuê đã hết.

    Điều 707. Nghĩa vụ của bên thuê quyền sử dụng đất

    Bên thuê quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, đúng thời hạn cho thuê;

    2. Không được hủy hoại, làm giảm sút giá trị sử dụng của đất và phải thực hiện các yêu cầu khác như đã thoả thuận trong hợp đồng thuê quyền sử dụng đất;

    3. Trả đủ tiền thuê quyền sử dụng đất đúng thời hạn, đúng địa điểm và theo phương thức đã thoả thuận; nếu việc sử dụng đất không sinh lợi thì bên thuê vẫn phải trả đủ tiền thuê, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

    4. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường; không được làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất xung quanh;

    5. Trả lại đất đúng tình trạng như khi nhận sau khi hết thời hạn thuê, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Điều 708. Quyền của bên thuê quyền sử dụng đất

    Bên thuê quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

    1. Yêu cầu bên cho thuê chuyển giao đất đủ diện tích, đúng vị trí, số hiệu, hạng đất, loại đất và tình trạng đất như đã thoả thuận;

    2. Được sử dụng đất thuê ổn định theo thời hạn như đã thoả thuận;

    3. Được hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất;

    4. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 426 của Bộ luật này;

    5. Yêu cầu bên cho thuê giảm, miễn tiền thuê trong trường hợp do bất khả kháng mà hoa lợi, lợi tức bị mất hoặc bị giảm sút.

    Điều 709. Chậm trả tiền thuê quyền sử dụng đất

    Khi bên thuê chậm trả tiền thuê quyền sử dụng đất theo thoả thuận thì bên cho thuê có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên thuê không thực hiện nghĩa vụ thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bên thuê trả lại đất. Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả đủ tiền trong thời gian đã thuê kể cả lãi đối với khoản tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.

    Điều 710. Bồi thường thiệt hại do đất bị thu hồi

    1. Khi bên cho thuê hoặc bên thuê cố ý vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng đất dẫn đến việc Nhà nước thu hồi đất thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.

    2. Trong trường hợp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất đang có hiệu lực nhưng do nhu cầu về quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế mà Nhà nước thu hồi đất thì hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm dứt trước thời hạn.

    Trong trường hợp bên thuê đã trả tiền trước thì bên cho thuê phải trả lại cho bên thuê khoản tiền còn lại tương ứng với thời gian chưa sử dụng đất; nếu bên thuê chưa trả tiền thì chỉ phải trả tiền tương ứng với thời gian đã sử dụng đất.

    Bên cho thuê được Nhà nước bồi thường thiệt hại do thu hồi đất theo quy định của pháp luật, còn bên thuê được Nhà nước bồi thường thiệt hại về hoa lợi có trên đất.

    Điều 711. Quyền tiếp tục thuê quyền sử dụng đất khi một bên chết

    1. Trong trường hợp bên cho thuê quyền sử dụng đất là cá nhân chết thì bên thuê vẫn được tiếp tục thuê quyền sử dụng đất cho đến hết thời hạn thuê.

    2. Trong trường hợp bên thuê quyền sử dụng đất là cá nhân chết thì thành viên trong hộ gia đình của người đó được tiếp tục thuê quyền sử dụng đất cho đến hết thời hạn thuê nhưng phải báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Điều 712. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất

    Khi thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất đang còn, bên cho thuê vẫn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, nhưng phải báo cho bên thuê biết để bên thuê thực hiện nghĩa vụ với bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    Bên thuê vẫn được tiếp tục thuê cho đến hết thời hạn thuê quyền sử dụng đất theo hợp đồng.

    Điều 713. Chấm dứt hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

    1. Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    a) Hết thời hạn thuê và không được gia hạn thuê;

    b) Theo thoả thuận của các bên;

    c) Nhà nước thu hồi đất;

    d) Một trong các bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

    đ) Bên thuê quyền sử dụng đất là cá nhân chết mà trong hộ gia đình của người đó không còn thành viên nào khác hoặc có nhưng không có nhu cầu tiếp tục thuê;

    e) Diện tích đất thuê không còn do thiên tai;

    g) Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

    2. Khi hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm dứt, người thuê quyền sử dụng đất phải khôi phục tình trạng đất như khi nhận đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Tài sản gắn liền với đất được giải quyết theo thoả thuận của các bên.

    Điều 714. Hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất

    Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác thì quy định tại các điều từ Điều 703 đến Điều 713 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất.

    Chương XXX: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

    Điều 715. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

    Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên sử dụng đất (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp.

    Điều 716. Phạm vi thế chấp quyền sử dụng đất

    1. Quyền sử dụng đất có thể được thế chấp một phần hoặc toàn bộ.

    2. Trường hợp người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà, công trình xây dựng khác, rừng trồng, vườn cây và các tài sản khác của người thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận.

    Điều 717. Nghĩa vụ của bên thế chấp quyền sử dụng đất

    Bên thế chấp quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp;

    2. Làm thủ tục đăng ký việc thế chấp; xoá việc đăng ký thế chấp khi hợp đồng thế chấp chấm dứt;

    3. Sử dụng đất đúng mục đích, không làm hủy hoại, làm giảm giá trị của đất đã thế chấp;

    4. Thanh toán tiền vay đúng hạn, đúng phương thức theo thoả thuận trong hợp đồng.

    Điều 718. Quyền của bên thế chấp quyền sử dụng đất

    Bên thế chấp quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

    1. Được sử dụng đất trong thời hạn thế chấp;

    2. Được nhận tiền vay do thế chấp quyền sử dụng đất theo phương thức đã thoả thuận;

    3. Hưởng hoa lợi, lợi tức thu được, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp;

    4. Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý;

    5. Nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ thế chấp.

    Điều 719. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất

    Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Cùng với bên thế chấp đăng ký việc thế chấp;

    2. Trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bên thế chấp đã thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp.

    Điều 720. Quyền của bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất

    Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

    1. Kiểm tra, nhắc nhở bên thế chấp quyền sử dụng đất bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích;

    2. Được ưu tiên thanh toán nợ trong trường hợp xử l‎ý quyền sử dụng đất đã thế chấp.

    Điều 721. Xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp

    Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất đã thế chấp được xử lý theo thoả thuận; nếu không có thỏa thuận hoặc không xử lý được theo thoả thuận thì bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Toà án.

    Chương XXXI: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

    Điều 722. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

    Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

    Điều 723. Nội dung của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

    Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây:

    1. Tên, địa chỉ của các bên;

    2. Lý do tặng cho quyền sử dụng đất;

    3. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

    4. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;

    5. Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên tặng cho;

    6. Quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho;

    7. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

    Điều 724. Nghĩa vụ của bên tặng cho quyền sử dụng đất

    Bên tặng cho quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

    2. Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất.

    Điều 725. Nghĩa vụ của bên được tặng cho quyền sử dụng đất

    Bên được tặng cho quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai;

    2. Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho;

    3. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Điều 726. Quyền của bên được tặng cho quyền sử dụng đất

    Bên được tặng cho quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

    1. Yêu cầu bên tặng cho giao đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

    2. Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn;

    3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Chương XXXII : Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

    Điều 727. Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

    Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất (sau đây gọi là bên góp vốn) góp phần vốn của mình bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

    Điều 728. Nội dung của hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

    Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây:

    1. Tên, địa chỉ của các bên;

    2. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

    3. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;

    4. Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên góp vốn;

    5. Thời hạn góp vốn;

    6. Giá trị quyền sử dụng đất góp vốn;

    7. Quyền của người thứ ba đối với đất được góp vốn;

    8. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

    Điều 729. Nghĩa vụ của bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

    Bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Giao đất đúng thời hạn, đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận trong hợp đồng;

    2. Đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Điều 730. Quyền của bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

    Bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

    1. Được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất;

    2. Được chuyển nhượng, để thừa kế phần góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

    3. Được nhận lại quyền sử dụng đất đã góp vốn theo thỏa thuận hoặc khi thời hạn góp vốn đã hết;

    4. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên nhận góp vốn không thực hiện việc thanh toán phần lợi nhuận đúng thời hạn hoặc thanh toán không đầy đủ.

    Điều 731. Nghĩa vụ của bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

    Bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Thanh toán phần lợi nhuận cho bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất đúng thời hạn, đúng phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng;

    2. Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất được góp vốn;

    3. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Điều 732. Quyền của bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

    Bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

    1. Yêu cầu bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng thời hạn, hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận trong hợp đồng;

    2. Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn;

    3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp bên nhận góp vốn là pháp nhân, trừ trường hợp góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.

    Chương XXXIII: Thừa kế quyền sử dụng đất

    Điều 733. Thừa kế quyền sử dụng đất

    Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

    Điều 734. Cá nhân để thừa kế quyền sử dụng đất

    Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

    Điều 735. Thừa kế quyền sử dụng đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình

    Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại cho những người thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

    Phần thứ sáu: Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

    Chương XXXIV: Quyền tác giả và quyền liên quan

    Điều 736. Tác giả

    1. Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó.

    Trong trường hợp có hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là các đồng tác giả.

    2. Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó.

    Điều 737. Đối tượng quyền tác giả

    Đối tượng quyền tác giả bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bất kỳ phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào.

    Điều 738. Nội dung quyền tác giả

    1. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm.

    2. Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả bao gồm:

    a) Đặt tên cho tác phẩm;

    b) Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

    c) Công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

    d) Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm.

    3. Quyền tài sản thuộc quyền tác giả bao gồm:

    a) Sao chép tác phẩm;

    b) Cho phép tạo tác phẩm phái sinh;

    c) Phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm;

    d) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng;

    đ) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao chương trình máy tính.

    Điều 739. Thời điểm phát sinh và hiệu lực quyền tác giả

    1. Quyền tác giả phát sinh kể từ ngày tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

    2. Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả tồn tại vô thời hạn, trừ quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.

    3. Quyền tài sản thuộc quyền tác giả tồn tại trong thời hạn do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.

    Điều 740. Chủ sở hữu quyền tác giả

    1. Quyền nhân thân thuộc về tác giả.

    2. Trong trường hợp tác phẩm được sáng tạo không phải trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc thì quyền tài sản thuộc về tác giả.

    3. Trong trường hợp tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc thì quyền tài sản thuộc về cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ hoặc bên giao việc theo hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Trong trường hợp quyền tài sản không thuộc về tác giả thì tác giả có quyền nhận thù lao, nhuận bút do chủ sở hữu quyền tài sản chi trả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

    Điều 741. Phân chia quyền của đồng tác giả

    Trường hợp tác phẩm được các đồng tác giả sáng tạo, trong đó mỗi phần do từng đồng tác giả sáng tạo có thể tách rời để sử dụng độc lập thì quy định tại Điều 740 của Bộ luật này được áp dụng cho từng phần tác phẩm được sử dụng độc lập đó, nếu các đồng tác giả không có thoả thuận khác.

    Điều 742. Chuyển giao quyền tác giả

    1. Quyền nhân thân quy định tại các điểm a, b và d khoản 2 Điều 738 của Bộ luật này không được chuyển giao.

    Quyền nhân thân quy định tại điểm c khoản 2 Điều 738 của Bộ luật này có thể được chuyển giao với các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.

    2. Quyền tài sản có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc từng phần theo hợp đồng hoặc để thừa kế, kế thừa.

    Điều 743. Hợp đồng chuyển giao quyền tài sản thuộc quyền tác giả

    Việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền tài sản thuộc quyền tác giả được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng chuyển giao quyền tác giả phải được lập thành văn bản.

    Điều 744. Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả

    Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) bao gồm cuộc biểu diễn của người biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; cuộc phát sóng của các tổ chức phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

    Điều 745. Chủ sở hữu và nội dung quyền đối với cuộc biểu diễn

    1. Quyền đối với cuộc biểu diễn bao gồm quyền nhân thân của người biểu diễn và quyền tài sản của người đầu tư để thực hiện cuộc biểu diễn.

    2. Quyền nhân thân của người biểu diễn bao gồm quyền được nêu tên khi biểu diễn hoặc khi phát hành các bản ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn và quyền được bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn.

    3. Quyền tài sản của người đầu tư để thực hiện cuộc biểu diễn bao gồm quyền thực hiện và cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:

    a) Ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn;

    b) Sao chép, phân phối bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn;

    c) Phát sóng hoặc truyền theo cách khác cuộc biểu diễn đến công chúng.

    Điều 746. Chủ sở hữu và nội dung quyền đối với bản ghi âm, ghi hình

    1. Quyền đối với bản ghi âm, ghi hình thuộc về người đầu tư để tạo ra bản ghi âm, ghi hình đó.

    2. Quyền đối với bản ghi âm, ghi hình bao gồm quyền thực hiện và cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:

    a) Sao chép toàn bộ hoặc một phần bản ghi âm, ghi hình;

    b) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình;

    c) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình nhằm mục đích thương mại.

    Điều 747. Chủ sở hữu và nội dung quyền đối với cuộc phát sóng

    1. Quyền đối với cuộc phát sóng thuộc về tổ chức phát sóng.

    2. Quyền đối với cuộc phát sóng bao gồm quyền thực hiện hoặc cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:

    a) Ghi, sao chép bản ghi; phát sóng, phát lại một phần hoặc toàn bộ cuộc phát sóng;

    b) Phân phối bản ghi hoặc bản sao bản ghi cuộc phát sóng.

    Điều 748. Chủ sở hữu và nội dung quyền đối với tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã Hoá

    1. Quyền đối với tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá thuộc về người đầu tiên phát tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá đó.

    2. Quyền đối với tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá gồm quyền thực hiện, cho phép hoặc cấm người khác thực hiện các hành vi sau:

    a) Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, nhập khẩu, bán, cho thuê thiết bị hoặc hệ thống nhằm mục đích giải mã tín hiệu vệ tinh được mã hoá;

    b) Thu, phân phối lại tín hiệu đã được giải mã khi không được người nắm giữ quyền đối với tín hiệu vệ tinh được mã hoá cho phép.

    Điều 749. Chuyển giao quyền liên quan

    1. Các quyền tài sản thuộc quyền liên quan quy định tại các điều 745, 746, 747 và 748 của Bộ luật này có thể được chuyển giao.

    2. Việc chuyển giao các quyền liên quan được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản.

    Chương XXXV : Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng

    Điều 750. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng

    1. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.

    2. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và giống cây trồng.

    Điều 751. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng

    1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, quyền đối với giống cây trồng, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định như sau:

     a) Quyền nhân thân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng thuộc về người đã trực tiếp tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng bằng lao động sáng tạo của mình, bao gồm quyền được đứng tên tác giả trong văn bằng bảo hộ do Nhà nước cấp, trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đó;

    b) Quyền tài sản đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng thuộc về chủ sở hữu các đối tượng đó, bao gồm quyền sử dụng, cho phép hoặc cấm người khác sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đó.

    2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh thuộc về tổ chức, cá nhân có được thông tin tạo thành bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật thông tin đó, bao gồm:

    a) Khai thác, sử dụng bí mật kinh doanh;

    b) Cho phép hoặc cấm người khác tiếp cận, sử dụng, tiết lộ bí mật kinh doanh.

    3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại đó, bao gồm:

    a) Sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại trong kinh doanh;

    b) Cho phép hoặc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình; cấm người khác sử dụng tên thương mại gây nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh của mình.

    4. Quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nhằm chỉ dẫn xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm thuộc về tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.

    5. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh thuộc về tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh.

    Điều 752. Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng

    1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện việc đăng ký các đối tượng đó theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

    2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.

    3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được thông tin tạo thành bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và sự bảo mật thông tin đó.

    4. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

    Điều 753. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng

    1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, quyền đối với giống cây trồng có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần theo hợp đồng hoặc để thừa kế, kế thừa.

    2. Quyền đối với tên thương mại chỉ được phép chuyển giao cùng với việc chuyển giao toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

    3. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao.

    4. Đối với hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp phát sinh trên cơ sở đăng ký thì chỉ khi hợp đồng đó được đăng ký mới có giá trị pháp lý đối với người thứ ba.

    Chương XXXVI: Chuyển giao công nghệ

    Điều 754. Quyền chuyển giao công nghệ

    Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu công nghệ:

    1. Chủ sở hữu công nghệ;

    2. Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu công nghệ.

    Điều 755. Đối tượng chuyển giao công nghệ

    1. Đối tượng chuyển giao công nghệ bao gồm bí quyết kỹ thuật; kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao; giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ, cấp phép đặc quyền kinh doanh và các đối tượng khác do pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định.

    2. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

    Điều 756. Những công nghệ không được chuyển giao

    1. Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường.

    2. Những trường hợp khác do pháp luật quy định.

    Điều 757. Hợp đồng chuyển giao công nghệ

    1. Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản.

    2. Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp pháp luật có quy định.

    3. Việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản; đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều này, việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng cũng phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Phần thứ bảy: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

    Điều 763. Xác định người không có, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

    1. Việc xác định người không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải tuân theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.

    2. Trong trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì việc xác định người đó không có, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Điều 771. Giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt

    Trong trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì việc xác định nơi giao kết hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng.

    Thời điểm giao kết hợp đồng vắng mặt được xác định theo pháp luật của nước của bên đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên này nhận được trả lời chấp nhận của bên được đề nghị giao kết hợp đồng.

    Điều 776. Chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài

    Việc chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, pháp nhân Việt Nam với người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài, phải tuân theo quy định của Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam về chuyển giao công nghệ và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật của nước ngoài, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Hết rồi! Nhưng mà cho mình hỏi tại sao các quy định trên lại bị bãi bỏ vậy? Có bạn nào ở Dân Luật biết điều đó không?

    P/S: Mình có đính kèm file Những quy định mới bị bãi bỏ theo Bộ luật dân sự 2005 để các bạn có thể tải về sử dụng khi cần.

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    43978 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    TRUTH (08/02/2017) hungmaiusa (13/01/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận