Mong ước những giải pháp tư vấn sẽ giúp bạn và gia đình
vượt qua khó khăn hiện tại. Mọi buồn khổ chẳng giải quyết được gì. Hãy đối diện
và vượt qua chúng một cách nhẹ nhàng như chưa từng có.
Trong trường hợp cụ thể của bạn. Văn phòng luật
sư Hữu Luật xin trả lời như sau:
1.
Về di sản của ông bà ngoại bạn.
Di sản của ông bà ngoại gồm hai bộ phận. (1) Phần đất ở
quê do vợ chồng dì của bạn quản lý, sử dụng. Sau đó, dì bạn giao cho vợ chồng
người anh chồng của dì ở. Việc dì của bạn tự ý giao cho người khác sử dụng, khi
chưa có sự đồng ý của đại diện chủ sở hữu (bà ngoại của bạn) và các đồng thừa kế
phần tài sản của ông ngoại (bà ngoại, mẹ, cậu của bạn) là hoàn toàn trái pháp
luật. (2) Một phần tài sản trong khối tài sản chung với cha mẹ bạn đang quản
lý, sử dụng.
Theo pháp luật về thừa kế, các con của ông bà ngoại
gồm, dì; cậu; mẹ bạn là người được thừa kế theo pháp luật (do họ chết không để
lại di chúc).
Nếu các đồng thừa kế không thể thỏa thuận việc phân
chia di sản. Một trong các đồng thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án phân chia di
sản.
2.
Về phần di sản của ông bà ngoại trong khối tài sản chung với cha mẹ bạn
là rất phức tạp:
Như bạn trình bày, phần di sản của ông bà ngoại chỉ là
phần đất được đền bù khi giải tỏa nhà đất của ông bà ngoại vào năm 1993. Trị
giá 9 triệu đồng. (Theo chúng tôi phần này bao gồm nhiều khoản chứ không phải
chỉ là bồi thường thiệt hại về nhà, đất khi giải tỏa).
Cha mẹ bạn xin chính quyền cho hoán đổi vị trí. Tiền
chênh lệch do hoán đổi vị trí đất là 17 triệu. Như vậy, có nghĩa là tổng giá
trị thửa đất năm 1993 là 26 triệu đồng. Phần của mỗi bên được xác định như sau:
Giá trị tài sản của cha mẹ bạn đối với phần đất được
hoán đổi là 17/26;
Giá trị tài sản của ông ba ngoại đối với phần đất được
hoán đổi là 9/26.
Phần xây dựng là tiền do cha mẹ bạn bỏ ra. Do đó, chúng
tôi nghĩ dì và cậu bạn không tranh chấp phần xây dựng trên đất, mà chỉ tranh
chấp giá trị phần đất hiện có trong khối tài sản chung giữa cha mẹ bạn với ông
bà ngoại bạn.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đề nghị gia đình
bạn nên mời dì, cậu của bạn đến để thỏa thuận việc phân chia di sản của ông bà
ngoại bạn.
Thỏa thuận này phải được lập thành văn bản và sau khi
đạt thỏa thuận cần phải có xác nhận của chính quyền nơi tổ chức họp phân chia
di sản hoặc của Phòng công chứng Nhà nước.
Trong quá trình thỏa thuận cần nêu rõ các vấn đề sau:
1.
Xác định tài sản nào là di sản của ông bà ngoại chưa được chia, xác định
ai là người được thừa kế di sản.
·
Đất hiện do anh chồng của dì sử dụng;
·
Tỷ lệ quyền sở hữu trong khối tài sản chung của cha mẹ bạn.
2.
Cha mẹ bạn yêu cầu các đồng thừa kế phải có nghĩa vụ thanh toán các chi
phí sau:
·
Về công chăm sóc nuôi dưỡng bà ngoại;
·
Chi phí khám, chữa bệnh, thuốc điều trị cho bà, chi phí mai táng và các
chi phí khác (nếu có). Chi phí này phải được thanh toán trước khi phân chia di
sản.
Thân ái.
Ls.Phan Thanh Thy
VPLS Hữu Luật
CN. 527 Điện Biên Phủ, P.3, Q.3, Tp.HCM
Luật sư Phan Thanh Thy
Văn phòng luật sư Hữu Luật
527 Điện Biên Phủ, P.3, Q.3, Tp.HCM
ls.thanhthy@gmail.com
ls.phanthanhthy@gmail.com
(08) 38302 695 - 0903 01 01 58