Hôm nay là ngày thứ 4, lực lương Cảnh sát giao thông ra quân xử phạt vi phạm hành chính theo quy định mới tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Nghị định 100 thực sự có rất nhiều thay đổi so với Nghị định 46 trước đây, mà thay đổi nhất chính là việc tăng nặng mức phạt đối với rất nhiều hành vi, trong số đó thì mình quan tâm tới việc nâng mức phạt với hành vi sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (ví dụ tai nghe) khi đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường.
Trước đây, mức phạt theo Nghị định 46 là từ 100 nghìn đến 200 nghìn đồng, tước giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông, bình thường chỉ bị phạt tiền.
Hiện nay, theo Nghị định 100 thì mức phạt là 600 nghìn đồng đến 01 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng, nếu gây tai nạn thfi thời gian bị tước bằng láilà từ 02 đến 04 tháng.
Nói đến đây, nhiều người sẽ nói rằng, vậy t đeo tai nghe mà không nghe nhạc, nghe điện thoại thì chẳng sao cả. Hiểu như vậy, theo mình là sai quy định.
Nghi định 100 dùng cụm từ "Sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh..." >> Việc bạn đã đeo tai nghe vào tai được xác định là đã sử dụng tai nghe, còn việc bạn sử dụng nó như thế nào, cho mục đích gì sẽ không ảnh hưởng đến việc bạn có bị phạt hay không.
Tôi lấy một ví dụ thực tế: 01 người sử dụng airpod (tai nghe không dây) khi tham gia giao thông, bình thường nó sẽ tắt tiêng nếu bạn ko bật các chức năng khác, tuy nhiên khi có cuộc gọi đến bạn sẽ bắt máy được. Điều này có nghĩa bạn đã sử dụngtai nghe, để đợi có cuộc gọi đến và nghe chẳng hạn.
Thêm vào đó, tai việc bạn nhét tai nghe vào tai sẽ phần nào hạn chế khả năng nghe các âm thanh xung quang cũng có nguy cơ xảy ra tại nạn.
>>>> Việc bạn đeo tai nghe mà có tắt tiếng hay mở tiếng, có nghe nhạc hay không đều sẽ bị phạt, điều này là hơp tình, hợp lý và có căn cứ pháp lý.