Đề xuất chi cao nhất hơn 3,5 tỷ đồng cho 1 giảng viên làm tiến sĩ

Chủ đề   RSS   
  • #577228 23/11/2021

    jacktran159
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2021
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 5148
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 238 lần


    Đề xuất chi cao nhất hơn 3,5 tỷ đồng cho 1 giảng viên làm tiến sĩ

    Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án 89. Theo đó, mức học phí tối đa được cấp cho giảng viên làm nghiên cứu sinh tiến sĩ là 25.000 USD/năm. Mức chi sinh hoạt phí cao nhất là 1.300 USD/tháng.

    Đề xuất chi cao nhất 3,5 tỷ đồng cho 1 giảng viên làm tiến sĩ - Minh họa

    Đề xuất chi cao nhất 3,5 tỷ đồng cho 1 giảng viên làm tiến sĩ - Minh họa

    Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 89/QĐ-TTg 18/1/2019 (gọi tắt là Đề án 89) bắt đầu được triển khai từ năm 2021.

    Theo dự thảo của Bộ Tài chính, Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ cấp cho người học trong thời hạn theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo; tối đa không quá 4 năm (48 tháng) đối với người học tiến sĩ và không quá 2 năm (24 tháng) đối với người học thạc sĩ. Trong thời gian tạm dừng học tập, nghiên cứu, người học không được nhận kinh phí hỗ trợ của Đề án.

    Các khoản hỗ trợ bao gồm: Học phí, sinh hoạt phí, vé máy bay, bảo hiểm y tế bắt buộc (với ứng viên làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài); học phí, hỗ trợ tham dự hội nghị, hội thảo, hỗ trợ công bố quốc tế... (với giảng viên làm nghiên cứu sinh toàn thời gian trong nước)...

    Theo dự kiến của Bộ Tài chính, học phí và các khoản có liên quan đến học phí được thanh toán theo hợp đồng giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài hoặc theo mức do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài thông báo trong giấy báo tiếp nhận học viên tối đa không quá 25.000 USD/người (hoặc tương đương với đồng tiền của nước sở tại cho một năm học).

    Trong trường hợp mức học phí cao hơn mức 25.000 USD/năm thì mức chênh lệch học phí cao hơn do người học tự chi trả.

    Chi phí làm hộ chiếu, visa được thanh toán theo mức quy định của Nhà nước và hóa đơn lệ phí visa thực tế.

    Sinh hoạt phí cấp cho giảng viên học tiến sĩ theo Đề án 89 từ 390 USD - 1.300 USD/người/tháng tùy theo quốc gia mà nghiên cứu sinh theo học.

    Cụ thể, mức sinh hoạt phí cao nhất là 1.300 USD/tháng với nghiên cứu sinh ở Mỹ, Canada, Anh và Nhật Bản. Tiếp đó là mức chi sinh hoạt phí cho nghiên cứu sinh theo Đề án 89 ở Úc và NewZealand với 1.120 USD/người/tháng. Thấp nhất là mức chi cho nghiên cứu sinh ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Xing-ga-po, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin với mức 390 USD/người/tháng.

    Việc thanh toán sinh hoạt phí theo tháng hoặc quý.

    Dự kiến mức sinh hoạt phí của người học được cử đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài theo Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030

    Ngoài ra, người học được cấp một lượt vé từ Việt Nam đến nơi học tập và một lượt vé từ nơi học tập về Việt Nam (trừ trường hợp được phía bạn đài thọ) trong toàn bộ thời gian đào tạo, bồi dưỡng. Chi phí đi đường được cấp một lần với mức khoán là 100 USD/người.Về bảo hiểm y tế bắt buộc, nghiên cứu sinh được chi tối đa không quá 1.000 USD/người/năm. Trường hợp có nguyện vọng mua bảo hiểm y tế ở mức cao hơn thì phải tự bù phần chênh lệch.

    Với các mức chi này, dự kiến 1 giảng viên làm nghiên cứu sinh trong 4 năm (48 tháng) sẽ được ngân sách nhà nước chi hỗ trợ cao nhất khoảng 17.000 USD (Mỹ, Anh, Canada và Nhật Bản).

    Với giảng viên làm tiến sĩ theo Đề án 89 ở trong nước, mức chi dự kiến như sau:

    Học phí nộp cho các cơ sở đào tạo ở trong nước, không vượt quá khung học phí quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ.

    Ngoài ra, hỗ trợ kinh phí để người học thực hiện đề tài luận án, tham dự hội thảo, hội nghị ở trong nước từ 13 - 20 triệu đồng/năm trong thời gian không quá 4 năm. Trong đó:

    - Nhóm ngành Y dược: 20 triệu đồng/người học/năm;

    - Nhóm ngành Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ; nông, lâm, thủy sản, thể dục thể thao, nghệ thuật: 18 triệu đồng/người học/năm;

    - Nhóm ngành Khoa học xã hội, kinh tế, luật; khách sạn, du lịch và nhóm ngành khác: 13 triệu đồng/người học/ năm.

    Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% phí công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học và công nghệ uy tín quốc tế thuộc danh mục Web of Science với tư cách là tác giả chính hoặc tác giả liên hệ.

    Người học có kết quả học tập tốt, đáp ứng các điều kiện theo quy định về chất lượng đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo được mời đi tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế hoặc đi thực tập ngắn hạn ở nước ngoài được Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí đi lại và sinh hoạt phí (tối đa không quá 1 lần trong cả thời gian đào tạo) theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính.

    Trong trường hợp phía cơ sở đào tạo nước ngoài có thông báo hỗ trợ các chi phí liên quan đến việc tham dự hội thảo, hội nghị quốc tế hoặc thực tập ngắn hạn thì ngân sách nhà nước sẽ không hỗ trợ các chi phí đã được cơ sở đào tạo nước ngoài tài trợ cho người học.

    Với ứng viên theo phương thức liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ:

    Với thời gian học tập trung ở trong nước: Ngân sách hỗ trợ học phí và kinh phí thực hiện đề tài luận án, tham dự hội thảo, hội nghị ở trong nước theo mức chi với nghiên cứu sinh học tập ở trong nước.

    Với thời gian học ở nước ngoài (không quá 2 năm): Áp dụng theo mức chi với nghiên cứu sinh hoạt tập ở nước ngoài.

    Trước đó, theo tính toán của Bộ GD-ĐT, để thực hiện mục tiêu của Đề án 89, trong 10 năm tới, giáo dục đại học Việt Nam cần đào tạo được khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ.

    Ngọc Linh

    Theo báo Vietnamnet

     
    1725 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577604   30/11/2021

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1305)
    Số điểm: 9950
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Mình rất ủng hộ các chính sách hỗ trợ, đào tạo nhân tài. Việc chi hỗ trợ này giúp cho nguồn nhân lực của Việt Nam ngày càng có chất lương tốt hơn. Việc truyền bá kiến thức, đào tạo thế hệ sau càng tốt hơn. Mình tinh rằng mọi người cũng rất ủng hộ chính sách này.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn jellannm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/12/2021)
  • #577873   09/12/2021

    Đề xuất chi cao nhất hơn 3,5 tỷ đồng cho 1 giảng viên làm tiến sĩ

    Rất cảm ơn bài về những thông tin hữu ích từ bài viết của bạn, mình nghĩ chính sách này sẽ góp một phần nào đó giữ chân nhân lực trí thức, trách "Chảy máu chất xám". Mình cũng rất ủng hộ chính sách này, hy vọng nâng cao đội ngũ giảng viên, thạc sĩ, tiến sĩ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #578105   19/12/2021

    Đề xuất chi cao nhất hơn 3,5 tỷ đồng cho 1 giảng viên làm tiến sĩ

    Đây là một quy định cần thiết của pháp luật về vấn đề đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Nhân tài là nguyên khí của quốc gia cho nên, Đảng và nhà nước chúng ta cần thực hiện nhiều biện pháp hơn để chống chảy máu chất xám cũng như thu hút nhân tài.

    Cảm ơn những thông tin hữu ích của bạn chia sẻ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #578555   27/12/2021

    Đề xuất chi cao nhất hơn 3,5 tỷ đồng cho 1 giảng viên làm tiến sĩ

    Nước ta đang ngày càng chú trọng đến nhân tài hơn, điển hình là đề xuất như trên bài viết. Có thể việc này sẽ giúp giảm đi tình trạng chảy máu chất xám. Các nhân tài được nhận mức hỗ trợ tốt sẽ mong muốn ở lại và đóng góp nhiều cho đất nước

     
    Báo quản trị |