Chào bạn, đối với câu hỏi bạn đưa ra, Luật Gia Phát xin trả lời như sau:
Vì thông tin bạn đưa ra chưa đầy đủ nên chúng tôi khó có thể trả lời chính xác. Tuy nhiên, với lượng dữ liệu chúng tôi thu thập được, Luật Gia Phát sẽ chia làm 2 trường hợp như sau:
+ Trường hợp thứ nhất: hành vi của đại lý đủ điều kiện cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi và bổ sung năm 2009). Theo đó:
Trường hợp đại lý mua hàng bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì đại lý đã vi phạm quy định pháp luật Hình sự về tội Lùa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, khi xác định trường hợp này có thê bị xử lý hình sự không thì bạn cần chú ý những điểm sau:
- Thứ nhất, hành vi chiếm đoạt tài sản này phải bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói hoặc hành vi cụ thể như xuất trình giấy tờ giả mạo, giả danh tổ chức ký kết hợp đồng…
- Thứ hai, giá trị chiếm đoạt phải từ 2 triệu đồng trở lên, trường hợp dưới 2 triệu đồng tì phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người thực hiện hành vi chiếm đoạt đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích.
- Thứ ba, người thực hiện hành vi phải là cá nhân có đầy đủ năng lực pháp luật hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định. (khi Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thì tội này có thể áp dụng cả đối với tổ chức).
+ Trường hợp thứ hai: Trường hợp hành vi nêu trên không cấu thành tội phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự thì hành vi trốn tránh không trả tiền này chỉ là quan hệ dân sự, cụ thể là vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán.
Trân trọng!