Đã đặt cọc giờ không thể tiếp tục giao dịch, làm sao lấy lại được tiền cọc?

Chủ đề   RSS   
  • #528514 18/09/2019

    Đã đặt cọc giờ không thể tiếp tục giao dịch, làm sao lấy lại được tiền cọc?

    Gia đình tôi có ý định mua nhà, tại thời điểm tháng 5/2019, gia đình đã tìm được căn nhà vừa ý, giá trị 2,1 tỷ đồng. Bên bán đề nghị đặt cọc 50tr. Trong tháng 5/2019, gia đình tôi trả trước 1,1 tỷ đồng và giao 01 quyển sổ tiết kiệm; bên bán giao 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình tôi, 2 bên đã ký biên nhận bàn giao (có sự chứng kiến của người thứ 3) nội dung như trên, ngoài ra, nội dung giấy biên nhận còn bao gồm thời điểm giao nhà chính thức vào tháng 10/2019, cam kết giữa hai bên nếu không giao nhà hoặc không chuyển tiền đúng hạn sẽ bị phạt gấp đôi số tiền đã thanh toán là 1 tỷ đồng (giấy biên nhận này chưa được công chứng, chứng thực). Tuy nhiên, hiện tại, tháng 9/2019, gia đình tôi không đủ khả năng thanh toán nốt số tiền còn lại là 1 tỷ đồng nên không thể mua căn nhà trên được. Mong luật sư tư vấn cho gia đình tôi liệu gia đình tôi có lấy lại được số tiền 1,1 tỷ đồng đã thanh toán trước không ạ?

     
    3022 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenthithu123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #528578   19/09/2019

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trong trường hợp của bạn đã ký hợp đồng mua bán nhà (Hợp đồng mua bán tay theo dạng đặt cọc), chúng tôi xin trả lời như sau:

    Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 về đặt cọc thì:

    “1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

    2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”.

    Theo quy định trên thì hợp đồng đặt cọc là một biện pháp bảo đảm để thực hiện hợp đồng hoặc đảm bảo giao kết hợp đồng vì vậy nó có giá trị đến khi mục đích đặt cọc chấm dứt tức là khi giao kết hoàn thành hoặc đã thực hiện xong hợp đồng. Trừ trường hợp một trong 2 bên giao kết từ chối thực hiện giao kết hoặc từ chối thực hiện hợp đồng thì phải trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc nếu không có thỏa thuận khác đối với bên nhận đặt cọc. Bên cạnh đó, pháp luật không yêu cầu hợp đồng hợp đồng đặt cọc phải công chứng nên việc hợp đồng đặt cọc không được công chứng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng đặt cọc.

    Như vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật, nếu từ chối việc thực hiện hợp đồng trên thì tài sản đặt cọc là 1 tỷ đồng sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc (bên bán). Để có thể đòi lại tiền đặt cọc gia đình bạn cần thỏa thuận với người mua về việc hủy bỏ hợp đồng mua bán, và trả lại tài sản đặt cọc nếu không có thỏa thuận khác.

    Cập nhật bởi toanvv ngày 19/09/2019 05:35:26 CH

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/09/2019) jennanguyen (27/09/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.