Danh sách các Luật được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV

Chủ đề   RSS   
  • #508006 19/11/2018

    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần


    Danh sách các Luật được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV

    Danh sách các Luật được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV

    1.  Quốc hội thông qua luật Bảo vệ bí mật nhà nước
     
    Chiều 15/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước với hơn 91,5% đại biểu đồng ý.
     
    Theo đó, thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải là thông tin quan trọng, chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
     
    15 lĩnh vực gồm: Chính trị; quốc phòng, an ninh, cơ yếu; lập pháp, tư pháp; kinh tế; khoa học công nghệ; giáo dục và đào tạo; y tế... đều có các thông tin nằm trong danh mục bí mật nhà nước.
     
    Cụ thể, trong lĩnh vực chính trị, các thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại; hoạt động của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước là thông tin mật.
     
    Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh thì chiến lược, kế hoạch bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia; tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng Cơ yếu; công trình, mục tiêu về quốc phòng, an ninh, cơ yếu; các loại vũ khí, khí tài, phương tiện quyết định khả năng phòng thủ đất nước, bảo đảm an ninh quốc gia... cũng không được công khai.
     
    Bên cạnh đó, danh mục thông tin mật còn gồm các thông tin về bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước; thông tin về chủng, giống vi sinh vật mới phát hiện liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người; mẫu vật, nguồn gen và quy hoạch vùng trồng dược liệu quý hiếm.
     
    Nhiều nội dung khác cũng là thông tin bí mật gồm chiến lược, kế hoạch, đề án về hoạt động lập pháp, tư pháp; thông tin về việc khởi tố, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển quan hệ với các nước, tổ chức quốc tế; thông tin về lĩnh vực tài nguyên nước; môi trường; địa chất, khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đất đai; biển, hải đảo...
     
    Cấm truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin
     
    Theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, việc làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bị nghiêm cấm.
     
    Cá nhân, tổ chức không được thu thập, trao đổi, sao chụp, lưu giữ, tiêu hủy... tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
     
    Bên cạnh đó, Luật cũng nghiêm cấm lợi dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện hoặc che giấu hành vi vi phạm pháp luật; cấm soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet; đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
     
    Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
     
    Theo quy định của Luật, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ tuyệt mật (bí mật nhà nước liên quan đến lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia) là 30 năm.
     
    Thời hạn bảo vệ đối với bí mật nhà nước độ tối mật (bí mật nhà nước nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng) là 20 năm. Còn thời hạn bảo vệ đối với bí mật nhà nước độ mật (bí mật nhà nước nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng) là 10 năm.
     
    Bí mật nhà nước được giải mật toàn bộ hoặc một phần khi đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế; hoặc không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước.
     
    Luật này có hiệu lực từ 1/7/2020.
    Nguồn: Vnexpress

    Những ngày làm việc cuối của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV sẽ thông qua 8 dự án luật quan trọng

    Dưới đây là danh sách các Luật đã được thông qua

    2. QUỐC HỘI THÔNG QUA LUẬT ĐẶC XÁ (SỬA ĐỔI) Trước khi tiến hành biểu quyết, các đại biểu Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Đặc xá (sửa đổi). Theo đó, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 6 về dự án Luật Đặc xá (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua. Cụ thể:

    Về thời điểm đặc xá (Điều 5 dự thảo Luật): Quy định về thời điểm đặc xá như dự thảo Luật là kế thừa Luật hiện hành, thể hiện tính nhân đạo trong chính sách pháp luật nước ta và thực tiễn thực hiện không phát sinh vướng mắc. Tham khảo kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy, chưa có nước nào quy định cụ thể trong Luật về tần suất thực hiện đặc xá mà giao cho Người đứng đầu Nhà nước quyết định căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. Về ý kiến của ĐBQH đề nghị giao Chính phủ quy định “tiêu chí xác định sự kiện trọng đại của đất nước”, UBTVQH nhận thấy, các sự kiện trọng đại của đất nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, rất đa dạng, do đó, nếu quy định cụ thể tiêu chí xác định sự kiện này trong văn bản quy phạm pháp luật có thể sẽ không bao quát hết. Vì vậy, UBTVQH đề nghị cho giữ quy định về thời điểm đặc xá như dự thảo Luật và giao cho Chủ tịch nước căn cứ các quy định của Luật và tình hình của đất nước ở từng thời kỳ để quyết định thời điểm đặc xá phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.

    Về đối tượng được đề nghị đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước (Điều 11 dự thảo Luật): UBTVQH đề nghị cho giữ như quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 của dự thảo Luật, đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết Điều 11 và giao cho Hội đồng tư vấn đặc xá tổ chức triển khai thực hiện Quyết định về đặc xá như quy định tại Điều 35 của dự thảo Luật.

    Về các trường hợp không được đề nghị đặc xá (Điều 12 dự thảo Luật): Để bảo đảm tính nhân đạo, đồng thời bảo đảm thận trọng trong công tác đặc xá, khoản 1 Điều 12 của dự thảo Luật quy định một số tội danh dù người bị kết án đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 11 của dự thảo Luật nhưng cũng không được đề nghị đặc xá. Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, dự thảo Luật bổ sung trường hợp không đề nghị đặc xá đối với người bị kết án phạt tù về 02 tội (tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114), tội chống phá cơ sở giam giữ (Điều 119) và một số tội phạm khác như: tội ma túy, tội đánh bạc), đồng thời, căn cứ vào tình hình cụ thể trong mỗi đợt đặc xá, khoản 6 Điều 12 dự thảo Luật quy định Chủ tịch nước quyết định không đặc xá đối với các trường hợp khác. Do đó, UBTVQH đề nghị giữ như quy định tại Điều 12 của dự thảo Luật.

    Về đặc xá trong trường hợp đặc biệt (các điều 22, 23 và 24 dự thảo Luật): Tổng kết Luật Đặc xá trong 10 năm qua chỉ có 14 người được đặc xá thuộc trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước và quá trình thực hiện được tiến hành chặt chẽ, không phát sinh vướng mắc. Do đó, UBTVQH đề nghị cho giữ như dự thảo Luật, tiếp tục giao cho Chủ tịch nước quyền chủ động quyết định. Đồng thời, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng không mở rộng đối tượng đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với người đang được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện nhằm bảo đảm phù hợp với tính chất của đặc xá.

    Về Tổ thẩm định liên ngành: Thành phần của Tổ thẩm định liên ngành quy định tại khoản 3 Điều 10 của dự thảo Luật là kế thừa và bổ sung trên cơ sở kết quả tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Luật Đặc xá năm 2007, bảo đảm chặt chẽ. Hoạt động của Tổ thẩm định liên ngành chỉ nhằm giúp cho các cơ quan có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đặc xá thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Trên cơ sở kết quả thẩm định của Tổ thẩm định, các cơ quan có trách nhiệm lập hồ sơ sẽ trực tiếp hoàn thiện danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá và gửi Hội đồng tư vấn đặc xá. Hội đồng tư vấn đặc xá mới là cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và duyệt danh sách, hồ sơ trình Chủ tịch nước quyết định. Các khâu trong quá trình lập, thẩm định, thẩm tra, xét duyệt danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá đã được dự thảo Luật quy định rõ ràng, rành mạch cho từng chủ thể thực hiện, bảo đảm cơ chế giám sát chặt chẽ. Vì vậy, UBTVQH đề nghị cho giữ như quy định của dự thảo Luật.

    Ngoài các nội dung đã được giải trình, tiếp thu chỉnh lý như tại Báo cáo, nhiều ý kiến của ĐBQH đã được giải trình cụ thể tại Báo cáo số 327/BC-UBTVQH14 ngày 18/10/2018 của UBTVQH; các ý kiến khác của ĐBQH đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu tối đa trong quá trình chỉnh lý dự thảo Luật như: thời hạn; chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức; bố cục lại một số điều, khoản; chỉnh lý kỹ thuật văn bản bảo đảm phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.

    Sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đặc xá (sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Luật với 451 đại biểu tán thành, chiếm 92,99% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết.

    Luật Đặc xá (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV gồm gồm 06 chương, 39 điều. Luật Đặc xá (sửa đổi) quy định về nguyên tắc, thời điểm, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện đặc xá; điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá; quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá.

    Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.

    >>>Nguồn: Cổng thông tin điện tử QUỐC HỘI

     

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    8201 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    ThuyDuyenMinhTuyet (21/11/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #508008   19/11/2018

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần


    Quốc Hội thông qua Luật trồng trọt và chăn nuôi

    3. QUỐC HỘI THÔNG QUA THÔNG QUA LUẬT TRỒNG TRỌT

    Với 455 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành chiếm 93,81% tổng số đại biểu, Quốc hội đã chính thức thông qua thông qua Luật Trồng trọt.

    Gồm 7 chương, 85 điều, Luật Trồng trọt quy định về hoạt động trồng trọt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động trồng trọt; quản lý nhà nước về trồng trọt.

    Luật quy định rõ các nguyên tắc trong hoạt động trồng trọt. Theo đó, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với định hướng thị trường, phù hợp với chiến lược phát triển trồng trọt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất có hợp đồng, sản xuất được cấp chứng nhận chất lượng; bảo đảm an ninh lương thực; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng; sử dụng an toàn và hiệu quả các loại vật tư nông nghiệp.

    Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường đất, nước; quy trình sản xuất; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Phát huy lợi thế vùng, gắn với bảo tồn các giống cây trồng đặc sản, bản địa; bảo vệ các hệ thống canh tác bền vững, các di sản, cảnh quan, văn hóa trong nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái và xây dựng nông thôn mới. Chủ động dự báo, phòng, chống thiên tai và sinh vật gây hại cây trồng; thích ứng với biến đổi khí hậu. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Đối với việc lưu mẫu giống cây trồng, Luật khẳng định: Mẫu giống cây trồng khi đăng ký lưu hành giống cây trồng phải được lưu trong suốt quá trình khảo nghiệm và lưu hành giống cây trồng (sau đây gọi là mẫu lưu) do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về trồng trọt quản lý. Việc lưu mẫu giống cây trồng có thể thực hiện theo một trong ba hình thức sau đây: Lưu vật liệu nhân giống cây trồng; lưu giải trình tự gen của giống cây trồng; lưu vật liệu nhân giống cây trồng và giải trình tự gen của giống cây trồng.

    Mẫu lưu được sử dụng làm giống khảo nghiệm, giống đối chứng, giống tương tự, giống điển hình trong khảo nghiệm; thử nghiệm, kiểm tra chất lượng giống cây trồng; thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp về giống cây trồng. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.

    Về điều kiện mua bán phân bón, Luật quy định: tổ chức, cá nhân mua bán phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện mua bán phân bón. Trường hợp mua bán phân bón do mình sản xuất thì không phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện mua bán phân bón. Theo đó, điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện mua bán phân bón là: có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng; có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định; người trực tiếp mua bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

    Bên cạnh đó, các quy định về hành vi bị nghiêm cấm; điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán giống cây trồng; xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng; điều kiện sản xuất phân bón;  sử dụng và bảo vệ đất trong canh tác; trang thiết bị và vật tư nông nghiệp trong canh tác… cũng được quy định rất đầy đủ, cụ thể tại Luật Trồng trọt.

    Luật Trồng trọt sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

    ...

    Xem chi tiết tại đây: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ QUỐC HỘI

    4. QUỐC HỘI THÔNG QUA LUẬT CHĂN NUÔI VỚI ĐA SỐ PHIẾU TÁN THÀNH

    Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Chăn nuôi với đa số phiếu tán thành.

    Về giống và sản phẩm giống vật nuôi (Chương II), một số vị ĐBQH đề nghị nghiên cứu và quy định cụ thể việc quản lý đối với từng loại Danh mục giống vật nuôi, nhất là đối với vật nuôi quý, hiếm cần bảo tồn; bổ sung quy định định kỳ cập nhật danh mục này cho phù hợp với tình hình thực tế và pháp luật có liên quan, báo cáo giải trình nêu rõ:

    Dự thảo Luật đã quy định Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để giữ gìn nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm của Việt Nam; quy định cụ thể về việc trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm và trình tự, thủ tục trao đổi (Điều 15 và Điều 16) để khuyến khích việc xuất khẩu, chuyển giao giống vật nuôi từ Việt Nam ra nước ngoài phù hợp với Luật Chuyển giao công nghệ. Vì thế, đã tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về bổ sung quy định giao Chính phủ cập nhật 02 danh mục này tại Điều 19.

    Đối với quy định về điều kiện cơ sở chăn nuôi (Mục 1, Chương IV), có ý kiến đại biểu đề nghị nghiên cứu quy định điều kiện chăn nuôi nông hộ cho chặt chẽ hơn vì đây là hình thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta hiện nay, có tác động lớn đến môi trường, an toàn thực phẩm và sức khỏe con người. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế, thời gian qua số lượng hộ chăn nuôi đã giảm mạnh và có xu hướng giảm nữa. Hơn nữa, chăn nuôi nông hộ chủ yếu ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, do đó, để bảo đảm sinh kế của người dân, Dự thảo Luật quy định chăn nuôi nông hộ tại Điều 56 và yêu cầu về xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ tại Điều 60 là phù hợp.

    Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đề nghị làm rõ trách nhiệm xử lý chất thải chăn nuôi thuộc về tổ chức, cá nhân sở hữu trang trại chăn nuôi hay tổ chức, cá nhân sở hữu vật nuôi, Dự thảo Luật quy định tổ chức, cá nhân sở hữu trang trại chăn nuôi có trách nhiệm trong việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải, khí thải và tiếng ồn phát ra từ hoạt động chăn nuôi (Điều 59 và Điều 61).

    Theo đó, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, gồm 08 chương, 83 điều.

    Phạm vi điều chỉnh của Luật chăn nuôi quy định về hoạt động chăn nuôi, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi, quản lý nhà nước về chăn nuôi. Nội dung Luật chăn nuôi quy định cụ thể về công tác quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi; Thức ăn chăn nuôi; Điều kiện cơ sở chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi;Chăn nuôi động vật khác; Đối xử nhân đạo với vật nuôi; Quản lý nhà nước về chăn nuôi./.

    ....

    Xem chi tiết tại đây: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ QUỐC HỘI

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    ThuyDuyenMinhTuyet (21/11/2018)
  • #508009   19/11/2018

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần


    Thông qua Luật Cảnh sát biển VN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học

    5. LUẬT CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
     
    Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam và biểu quyết thông qua Luật này.
     
    Về vị trí, chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam, có ý kiến đề nghị làm rõ hơn về vị trí, chức năng của cảnh sát biển Việt Nam trong tương quan với Bộ đội Biên phòng và Hải quân trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
     
    Về nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam, có ý kiến cho rằng, quy định cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là rất rộng, bao trùm lên nhiệm vụ của Hải quân và các lực lượng khác; đề nghị quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của cảnh sát biển Việt Nam trong thu thập thông tin, phân tích đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp trong việc bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên các vùng biển Việt Nam.
     
    Có ý kiến cho rằng, quy định đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trên biển và quy định Cảnh sát biển Việt Nam có quyền tuần tra, kiểm tra, kiểm soát là chồng lấn lên chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Kiểm ngư. Về ý kiến này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt cho biết Cảnh sát biển Việt Nam và Kiểm ngư Việt Nam đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, phù hợp với vị trí, vai trò của mình theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
     
    Hơn nữa, dự thảo Luật đã quy định về nguyên tắc phối hợp xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên biển liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều lực lượng để xử lý kịp thời, hiệu quả vi phạm pháp luật trên biển, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong quản lý, bảo vệ biển, đảo. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua.
     
    Sau khi nghe trình bày Báo cáo, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam với 467 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,29% tổng số đại biểu Quốc hội.
     
    Luật Cảnh sát biển Việt Nam được Quốc hội thông qua gồm 8 chương, 41 điều, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
     
    Điều 3 Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.
     
    Luật cũng xác định ngày 28 tháng 8 hằng năm là Ngày truyền thống của Cảnh sát biển Việt Nam. Luật Cảnh sát biển Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/ 7/ 2019./.
     
    >>> Xem chi tiết tại: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
     
    6. LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
     
    Thực hiện Chương trình kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, chiều ngày 19/11, các đại biểu Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành nội dung làm việc.
     
    Trước khi biểu quyết, các đại biểu Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Theo đó, ngày 06/11/2018, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
     
    Đa số ý kiến nhất trí với phạm vi điều chỉnh và sự cần thiết ban hành Dự thảo Luật; đánh giá cao việc tiếp thu, giải trình đầy đủ, nghiêm túc các ý kiến góp ý và cho rằng Dự thảo Luật cơ bản đáp ứng điều kiện để được xem xét, thông qua trong kỳ họp này. Trên cơ sở nghiên cứu ý kiến đại biểu Quốc hội đóng góp hoàn thiện thêm đối với Dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua như sau:
     
    Về hình thức và trình độ đào tạo giáo dục đại học, UBTVQH nhận thấy loại hình đào tạo chính quy được quy định trong Dự thảo Luật chính là loại hình đào tạo tập trung toàn thời gian, còn các hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa là loại hình không tập trung. Căn cứ vào các loại hình đào tạo này, cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) được tự chủ quyết định hình thức, phương thức tổ chức và quản lý đào tạo phù hợp với từng loại hình và trình độ đào tạo của GDĐH. Tất cả các yêu cầu về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, chuẩn kiến thức kỹ năng, kiểm tra đánh giá, chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo cho dù được thực hiện theo loại hình nào đều phải đảm bảo chất lượng như nhau. Khác biệt giữa các loại  hình đào tạo chỉ là về thời gian đào tạo và kỹ thuật tổ chức, quản lý đào tạo. Bởi vậy, dự thảo Luật quy định không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo khác nhau.
     
    Về tự chủ đại học, UBTVQH chỉ rõ, Dự thảo Luật đã quy định rõ điều kiện, yêu cầu thực hiện quyền tự chủ tại khoản 2 Điều 32, theo đó, mức độ tự chủ của cơ sở GDĐH phụ thuộc vào việc đáp ứng đủ điều kiện tự chủ, những cơ sở chưa đáp ứng điều kiện tự chủ thì tiếp tục chịu sự quản lý chặt chẽ theo các quy định của Luật, đồng thời quy định trách nhiệm quản lý nhà nước trong quy hoạch và xác nhận tiêu chí các cơ sở GDĐH, do đó sẽ giới hạn việc các trường đồng loạt tự chủ dẫn đến mất cân bằng cung – cầu nhân lực. Dự thảo cũng quy định rõ nội hàm của các quyền tự chủ về học thuật trong hoạt động chuyên môn, tổ chức - nhân sự và tài chính - tài sản tại các khoản 3, 4, 5 Điều 32 và cụ thể hóa các nội dung này tại các điều, khoản tương ứng trong Luật.
     
    Hầu hết các nội dung liên quan đến chuyên môn (như về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nội dung, chương trình đào tạo, tổ chức và quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học…) đã được giao cho các trường tự chủ quyết định theo quy định của Luật hiện hành, trừ việc mở ngành đào tạo. Dự thảo Luật lần này mở rộng quyền tự chủ, cho phép các cơ sở GDĐH đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng và phù hợp nhu cầu thì được tự mở ngành đào tạo ở tất cả các trình độ của GDĐH, chỉ trừ các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đào tạo giáo viên và an ninh, quốc phòng.
     
    Về giảng viên và người học, tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung thêm khoản 8 Điều 60 về trách nhiệm của người học trong việc tuân thủ các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. Để bảo đảm quyền lợi của người học trong các chương trình đào tạo ở các ngành mới mở, Dự thảo Luật đã quy định cơ sở GDĐH thực hiện đánh giá chương trình trước khi có khóa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp và phải thực hiện kiểm định chất lượng chương trình ngay sau khi sinh viên khóa đầu tốt nghiệp. Nếu không thực hiện đánh giá, kiểm định hoặc nếu kiểm định không đạt thì cơ sở GDĐH không được tiếp tục tuyển sinh, có trách nhiệm cải thiện các điều kiện để bảo đảm chất lượng chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo.
     
    Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày  01 tháng  07  năm 2019
    ...
     

     

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    ThuyDuyenMinhTuyet (21/11/2018)
  • #508044   20/11/2018

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần


    Quốc Hội thông qua Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

    Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, sáng ngày 20/11, các đại biểu Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung làm việc.

    Theo đó, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 6 về dự án Luật Phong, chống tham nhũng (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua. Cụ thể:

    Về Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập (Điều 30): Tiếp thu đa số ý kiến ĐBQH, Điều 30 của dự thảo Luật quy định: Giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương và doanh nghiệp Nhà nước; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của những người kê khai còn lại công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương và doanh nghiệp Nhà nước; các cơ quan khác và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức mình.

    Về người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (Điều 34): việc mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai đến tất cả cán bộ, công chức nhằm mục đích chủ yếu là tạo cơ sở dữ liệu để so sánh, đối chiếu khi họ được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn hoặc khi tài sản, thu nhập có biến động trong năm từ 300 triệu đồng trở lên…, những đối tượng này không phải kê khai hàng năm. Tuy dự thảo Luật quy định mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai lần đầu nhưng đã thu hẹp diện đối tượng phải kê khai thường xuyên, kê khai hàng năm là phù hợp với năng lực của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và bảo đảm tính khả thi. Do đó, đề nghị Quốc hội cho giữ như quy định của dự thảo Luật.

    Về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc: UBTVQH đề nghị Quốc hội cho phép chưa bổ sung quy định về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc vào dự thảo Luật mà thực hiện như quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, nếu cơ quan có thẩm quyền chứng minh được tài sản do tham nhũng mà có thì tiến hành thu hồi hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật tương ứng; nếu chứng minh được có dấu hiệu trốn thuế thì xử lý theo quy định của pháp luật về thuế. Đồng thời, Điều 31 của dự thảo Luật đã bổ sung quy định về chuyển vụ việc có dấu hiệu vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết để tăng cường việc xử lý đối với loại tài sản, thu nhập này.

    Về các nội dung khác của dự thảo luật như: về những quy định chung; về phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; về phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; về phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước,... đều được rà soát, tiếp thu để hoàn thiện. Ngoài ra, UBTVQH đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án và các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiêm túc tiếp thu nhiều ý kiến khác của các vị ĐBQH, hoàn thiện về mặt kỹ thuật soạn thảo văn bản của dự thảo Luật.

    Sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Luật với 452 đại biểu tán thành, chiếm 93,20% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết.

    Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV gồm gồm 10 chương, 96 điều. Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) quy định quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

    Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

     Xem chi tiết : Cổng thông tin điện tử Quốc Hội

     

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    ThuyDuyenMinhTuyet (21/11/2018)
  • #508053   20/11/2018

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần


    Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch

    Sáng ngày 20/11, với 418 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, chiếm 86,19% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 37 luật có liên quan đến quy hoạch.

    Về nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai (Điều 6 dự thảo Luật), có ý kiến đề nghị không nên quy định thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, nên nghiên cứu quy định ít nhất là 10 năm, có loại 20 năm, 30 năm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, thời kỳ quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Quy hoạch là 10 năm. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành cụ thể hóa quy hoạch tỉnh nên thời kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện cũng phải phù hợp với thời kỳ của quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch là 10 năm. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ như quy định tại dự thảo Luật.

    Liên quan đến nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Đa dạng sinh học (Điều 10 dự thảo Luật), có ý kiến cho rằng khoản 2 Điều 8 quy định thời kỳ quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia là 10 năm, tầm nhìn 30 năm, việc quy định thời kỳ các quy hoạch 10 năm sẽ gây ra xáo trộn và thiếu ổn định, rất khó cho người dân và các doanh nghiệp lên kế hoạch dài hạn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia là quy hoạch ngành quốc gia nên việc quy định tầm nhìn quy hoạch phải tuân thủ theo quy định về thời kỳ quy hoạch tại khoản 2 Điều 8 Luật Quy hoạch. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ như quy định tại dự thảo Luật.

    Đối với nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng, sau khi xem xét toàn diện và trên cơ sở kết quả lấy phiếu xin ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và chỉnh lý khoản 2 Điều 28 dự thảo Luật (sửa đổi Điều 13 Luật Xây dựng) theo hướng không tiếp tục lập Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh (Quy hoạch xây dựng tỉnh) mà tích hợp nội dung này vào Quy hoạch tỉnh để bảo đảm không trái với các nguyên tắc xây dựng Luật và tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy hoạch. Các loại quy hoạch khác còn lại trong quy hoạch xây dựng (thuộc phụ lục 2 của Luật Quy hoạch) như quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn tiếp tục được lập theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị để cụ thể hóa quy hoạch tỉnh. Với nội dung của Quy hoạch tỉnh được quy định tại Điều 27 của Luật Quy hoạch bảo đảm đủ căn cứ để quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn chuyển tiếp, các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt theo pháp luật về xây dựng vẫn được thực hiện cho đến khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt theo pháp luật về quy hoạch.

    Với đề nghị làm rõ thứ bậc của quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn được quy định tại nội dung sửa đổi Điều 13 Luật Xây dựng vì không phù hợp với thứ bậc của 2 loại quy hoạch này trong hệ thống quy hoạch quốc gia đã được Luật Quy hoạch quy định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, khoản 4 Điều 6 Luật Quy hoạch quy định quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh. Các quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn sẽ cụ thể hóa phương án phát triển hệ thống đô thị, nông thôn trong quy hoạch tỉnh. Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, để làm rõ thứ bậc của các loại quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý quy định tại Điều 13 Luật Xây dựng như được thể hiện tại khoản 2 Điều 28 dự thảo Luật.

    Nhất trí cao với Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 37 luật có liên quan đến quy hoạch với 418 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, chiếm 86,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

    Các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai, Luật Khoáng sản... được quy định rất rõ tại Luật sửa đổi, bổ sung 37 luật có liên quan đến quy hoạch.

    Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

    Nguồn: Cổng thông tin điện tử QUỐC HỘI

     

     

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    ThuyDuyenMinhTuyet (21/11/2018)
  • #508055   20/11/2018

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần


    Quốc hội thông qua Luật công an nhân dân (sửa đổi)

    Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, sáng ngày 20/11, các đại biểu Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Công anh nhân dân (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành nội dung làm việc.

    Trước khi tiến hành biểu quyết, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi). Theo đó, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 6 về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua. Cụ thể:

    Về hệ thống tổ chức của Công an nhân dân (Điều 17): Xác định xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy phải có lộ trình thực hiện để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và đồng bộ với việc thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nhân sự, cơ sở vật chất, điều kiện chính quy Công an xã, thị trấn. Dự thảo Luật đã giao Chính phủ quy định cụ thể việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy (khoản 2 Điều 17) và điều khoản chuyển tiếp (Điều 46) để bảo đảm lộ trình thực hiện và tính khả thi. Đối với lực lượng Công an xã bán chuyên trách, sẽ tiếp tục được sử dụng tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở để tránh lãng phí nguồn nhân lực tại chỗ. 

    Về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân (Điều 25): UBTVQH đã chỉ đạo rà soát quy định số lượng vị trí từng cấp tướng; nguyên tắc, tiêu chí xác định vị trí có cấp bậc hàm cấp tướng. Đối với đơn vị đã rõ và thực hiện ổn định trên cơ sở kế thừa Luật CAND năm 2014 thì quy định cụ thể ngay trong Luật. Đối với đơn vị mới được hình thành sau khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy thì việc xác định cấp bậc hàm cấp tướng trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí và giao UBTVQH quy định.

    Về số lượng cấp phó có cấp bậc hàm cấp tướng: Theo quy định của Luật Công an nhân dân hiện hành thì có 02 đơn vị (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động) có số lượng cấp phó có cấp bậc hàm cấp tướng không quá 04, cấp tổng cục số lượng cấp phó không quá 05. Do đó, để đáp ứng yêu cầu, UBTVQH đề nghị quy định số lượng cấp phó có cấp bậc hàm Thiếu tướng của 02 Bộ Tư lệnh và 15 đơn vị cấp cục không quá 04, các đơn vị còn lại không quá 03.

    Về biệt phái sĩ quan Công an nhân dân (Điều 29): Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với sĩ quan biệt phái được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này. Đối với luân chuyển sĩ quan nhằm mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có hai trường hợp: trường hợp luân chuyển trong nội bộ ngành công an được thực hiện thông qua điều động, các chế độ, chính sách được thực hiện theo quy định của Luật này; trường hợp luân chuyển ra ngoài ngành công an được thực hiện theo các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ. Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ như quy định của dự thảo Luật.

    Ngoài các nội dung trên, UBTVQH đề nghị cho bỏ Điều 45 (quy định sửa đổi) tại dự thảo Luật để Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến tổ chức, bộ máy; đồng thời đã chỉ đạo rà soát, tiếp thu ý kiến ĐBQH, chỉnh lý một số nội dung cụ thể trong dự thảo Luật để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và chỉnh lý kỹ thuật văn bản, sắp xếp lại các nội dung cho phù hợp.

    Sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công an nhân dân ( sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Luật với 416 đại biểu tán thành, chiếm 85,77% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết.

    Luật Công an nhân dân  (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV  gồm 7 chương, 46 điều.Luật này quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm điều kiện hoạt động, chế độ, chính sách đối với Công an nhân dân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

    Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. Luật Công an nhân dân số 73/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

     

    Nguồn: Cổng thông tin điện tử QUỐC HỘI

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    ThuyDuyenMinhTuyet (21/11/2018)
  • #509772   10/12/2018

    lamkylaw
    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Đã cập nhật 7 Luật được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV

    Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thông qua 9 luật, 1 nghị quyết và cho ý kiến về 6 dự án luật khác.

    Trong 9 luật được Quốc hội thông qua, mình đã cập nhật được nội dung của 7 Luật nên chia sẻ cũng các bạn bao gồm:

    STT

    Tên Luật

    Ngày hiệu lực

    1

    Luật sửa đổi, bổ sung 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018

    01/01/2019

    2

    Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

    01/07/2019

    3

    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học năm 2018

    01/07/2019

    4

    Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018

    01/07/2019

    5

    Luật Chăn nuôi 2018

    01/01/2020

    6

    Luật Trồng trọt năm 2018

    01/01/2020

    7

    Luật Đặc xá

    01/07/2019

    Mời bạn xem chi tiết tại file đính kèm:

     

    Cập nhật bởi lamkylaw ngày 10/12/2018 05:34:26 CH
     
    Báo quản trị |