Cuộc trò chuyện giữa “pháp luật” với “đạo đức”

Chủ đề   RSS   
  • #449191 10/03/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Cuộc trò chuyện giữa “pháp luật” với “đạo đức”

    “Pháp luật là đạo đức tối thiểu, còn đạo đức là luật pháp tối đa” – Câu này chắc hẳn những ai đã và đang học Luật đều ít nhiều được nghe qua, có thể bạn được nghe từ thầy cô, cũng có thể bạn được nghe từ các anh, chị, bạn bè…Tựu chung lại, đó là kim chỉ nam để chúng ta đi đúng con đường hành nghề Luật mà mình đã chọn.

    Trên thực tế, không hiếm những sự việc xảy ra đòi hỏi chúng ta phải vận dụng cả “pháp luật” và “đạo đức”…Nhưng không phải người nào cũng làm tốt chuyện này, bằng chứng là cuộc trò chuyện giữa 2 bạn, đó là bạn “pháp luật” và bạn “đạo đức”

    Câu chuyện số 1:

    A và B là 2 vợ chồng, có 2 người con là C và D. Chẳng may anh chồng A qua đời, chỉ để lại tài sản cho gia đình nhỏ của mình là căn nhà họ đang ở. C và D mặc dù có công ăn việc làm, nhưng vẫn muốn được chia của, do vậy, 2 anh em C và D đòi mẹ là B phải chia căn nhà đó, nhưng bà mẹ B không đồng ý về vấn đề này do bà cũng đang mắc bệnh nặng. Thế là vụ việc được đưa ra Tòa.

    Đạo đức: Không được xử chia căn nhà này, bà mẹ đang bệnh cần có nơi ổn định để nghỉ ngơi, hơn nữa, nếu chia căn nhà này thì phải làm thủ tục định giá và bán nhà, sau khi bán nhà thì bà mẹ sẽ ở đâu? Rồi mẹ đang bệnh ai sẽ ở chung để chăm sóc…Không được, không được, việc này là trái với đạo đức.

    Pháp luật: Phải xử lý vụ việc này, bởi vì bây giờ không được từ chối giải quyết bất cứ vụ việc nào.

    P/S: Đây là câu chuyện có thật, tuy nhiên, có một điểm chưa chính xác, đó là “bây giờ không được từ chối giải quyết bất cứ vụ việc nào”, đó là theo quy định mới Không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.”.

    Vậy thì trường hợp này, Tòa phải xử lý như thế nào, có được từ chối giải quyết vụ việc vì nó vi phạm đạo đức không?

    Câu chuyện số 2:

    Có được quan hệ tình dục trước hôn nhân không?

    Đạo đức: Không, điều này là trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội của chúng ta.

    Pháp luật: Được, bởi vì pháp luật không cấm điều này.

    Câu chuyện số 3:

    Tịch thu hết xe đẩy, gánh bán…của những hàng quán lấn chiếm vỉa hè.

    Đạo đức: Đừng tịch thu của những người nghèo. Đôi khi nguồn sống của họ chỉ dựa vào cái gánh bún, gánh phở đó thôi.

    Pháp luật: Luật đã quy định thì phải nghiêm chỉnh chấp hành, chứ không được viện bất kỳ lý do nào.

    Câu chuyện số 4:

    1 sinh viên nghèo không đủ tiền để mua sách gốc, đành phải photo sách gốc để học cho nó rẻ, thế là bị xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ bằng việc đình chỉ 1 năm học của em này.

    Đạo đức: Làm vậy thì thất đức quá, 1 năm học chứ ít ỏi gì, nhiều sinh viên nghèo, họ chỉ mong mau ra trường đi làm để nuôi sống gia đình của họ.

    Pháp luật: Luật đã quy định thì phải chấp hành, không được viện lý do gì để không chấp hành, trường hợp vi phạm thì phải xử phạt để mang tính răn đe.

     …

    Và còn rất nhiều câu chuyện khác nữa, nhưng thử hỏi trong những tình huống như thế này, nếu bạn là người có trách nhiệm xử lý vu việc thì bạn sẽ giải quyết như thế nào? 

     
    19021 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (11/06/2017) ntdieu (24/05/2017) Lunakhung123 (24/05/2017) giangmoom (23/05/2017) Dong_Bich (10/03/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #449231   10/03/2017

    Chuyenidol
    Chuyenidol
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (273)
    Số điểm: 2013
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 81 lần


    Theo tôi cần có 2 loại tòa án, 1 loại là tòa án pháp luật xét xử trước, 1 loại là tòa án đạo đức xét xử sau. Vì pháp luật dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra nên ưu tiên xét xử trước để đảm bảo tính công bằng. Tuy nhiên nên có 1 tòa án Đạo Đức xét xử sau để đảm bảo hợp lòng người. Như thế sẽ được cả 2.

    Luật Việt Tín là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty giá rẻ (xem bảng giá) cho hàng trăm doanh nghiệp Việt. Nếu bạn muốn được tư vấn thành lập công ty miễn phí xin vui lòng gọi ngay hotline: 0978.635.623 của chúng tôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #449240   11/03/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Chuyenidol viết:

    Theo tôi cần có 2 loại tòa án, 1 loại là tòa án pháp luật xét xử trước, 1 loại là tòa án đạo đức xét xử sau. Vì pháp luật dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra nên ưu tiên xét xử trước để đảm bảo tính công bằng. Tuy nhiên nên có 1 tòa án Đạo Đức xét xử sau để đảm bảo hợp lòng người. Như thế sẽ được cả 2.

    Và câu hỏi đặt ra là "Tòa án đạo đức" sẽ được hình thành như thế nào? Có quyền tài phán hay không? 

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    truongnguyenthach1994 (15/03/2017)
  • #454349   23/05/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Chuyenidol viết:

    Theo tôi cần có 2 loại tòa án, 1 loại là tòa án pháp luật xét xử trước, 1 loại là tòa án đạo đức xét xử sau. Vì pháp luật dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra nên ưu tiên xét xử trước để đảm bảo tính công bằng. Tuy nhiên nên có 1 tòa án Đạo Đức xét xử sau để đảm bảo hợp lòng người. Như thế sẽ được cả 2.

    Bản chất luôn hình thành loại tòa án đạo đức đấy chứ, nó hình thành không mặc định trước hay sau! không mặc định lựa chọn thẩm phán, thư ký hay một họi đồng xét xử. Theo mình là như vậy vì khi tòa án pháp luật xét xử thì tòa án đạo đức đã tự hình thành những hội đồng xét xử với những lập luật, bằng chứng, nhân chứng và phán quyết riêng rồi...chỉ là Tòa án này đôi lúc còn chưa rỏ ràng mà thôi!

     
    Báo quản trị |  
  • #449266   11/03/2017

    htdat29
    htdat29

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 30 lần


    sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật mà nên mình nghĩ nên áp dụng pháp luật trước, và nếu muốn xét xử vừa có lý vừa có tình thì vai trò của thẩm phán rất quan trọng...

    còn câu truyện số 4 mình thấy viêc photo 1 bản nhằm phục vụ nghiêm cứu, học tập thì đâu có vi phạm đâu?(điều 25 luật SHTT)

     
    Báo quản trị |  
  • #454352   23/05/2017

    zich-nt
    zich-nt

    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2016
    Tổng số bài viết (110)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    [quote=htdat29]

    sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật mà nên mình nghĩ nên áp dụng pháp luật trước, và nếu muốn xét xử vừa có lý vừa có tình thì vai trò của thẩm phán rất quan trọng...

    còn câu truyện số 4 mình thấy viêc photo 1 bản nhằm phục vụ nghiêm cứu, học tập thì đâu có vi phạm đâu?(điều 25 luật SHTT)

     

     

    Câu chuyện là có thiệt..xảy ra tại ĐH Luật tp. Hồ chí Minh!và cuối cùng, bị cáo đã bị xử cảnh cáo!bôi đen học bạ rồi!

     
    Báo quản trị |  
  • #454364   23/05/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    "Tình ngay lý gian" là chuyện xưa nay không phải hiếm. Có nhiều vụ xét xử, thẩm phán xử đúng luật đó, nhưng lòng người không thỏa. Mình nghĩ rằng, có rất nhiều trường hợp như vậy nhưng cũng đành phải tuân theo pháp luật trước rồi dùng cái tình để bù đắp sau. Ví như việc chia thừa kế căn nhà của bà cụ ốm đau, sau khi thực hiện đúng quy định của pháp luật thì cũng có thể vận động giúp đỡ bà dười tư cách là một công dân, chứ không phải là một người thực thi pháp luật. Pháp luật giúp cuộc sống đi đúng nguyên tắc, đạo đức và tình người chính là điểm tô cho cuộc sống thêm ý nghĩa.

     
    Báo quản trị |  
  • #454377   24/05/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Có nhiều vụ việc nếu xử theo luật, đứng ở góc độ đạo đức thật sự rất đau lòng. Mình nhớ ngày trước mình có gặp 1 vụ là một người mẹ vợ không biết chữ, không rành rẽ về pháp luật nên đã bị người con rể của bà lừa lấy mất căn nhà còn phải ôm thêm 1 cục nợ cả trăm triệu. Nhưng luật phát là luật pháp, giấy tờ thì toàn chữ ký của bà ấy trong khi bà ấy không biết chữ, khi Thẩm phán hỏi tại sao không biết chữ mà ký vào thì bà ấy nói là cả nhà bà ấy ít học, chỉ mỗi con rể bà là được học cao nên mọi việc an ấy làm đều đúng và bà ấy tuyệt đối tin tưởng, đến lúc mất trắng thì bà ấy gần như ngất xỉu trên Tòa khi biết những tờ giấy bà ấy ký vào lại dẫn đến nông nổi này. Thật sự nhiều chuyện tình ngay lý gian, đạo đức thì không cho phép nhưng luật thì đã quy định vậy rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #454441   24/05/2017

    hoang090123
    hoang090123

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Câu chuyện số 1:

    A và B là 2 vợ chồng, có 2 người con là C và D. Chẳng may anh chồng A qua đời, chỉ để lại tài sản cho gia đình nhỏ của mình là căn nhà họ đang ở.

    C và D mặc dù có công ăn việc làm, nhưng vẫn muốn được chia của, do vậy, 2 anh em C và D đòi mẹ là B phải chia căn nhà đó, nhưng bà mẹ B không đồng ý về vấn đề này do bà cũng đang mắc bệnh nặng. Thế là vụ việc được đưa ra Tòa.

    Đạo đức: Không được xử chia căn nhà này, bà mẹ đang bệnh cần có nơi ổn định để nghỉ ngơi, hơn nữa, nếu chia căn nhà này thì phải làm thủ tục định giá và bán nhà, sau khi bán nhà thì bà mẹ sẽ ở đâu? Rồi mẹ đang bệnh ai sẽ ở chung để chăm sóc…Không được, không được, việc này là trái với đạo đức.

    Pháp luật: Phải xử lý vụ việc này, bởi vì bây giờ không được từ chối giải quyết bất cứ vụ việc nào.

    P/S: Đây là câu chuyện có thật, tuy nhiên, có một điểm chưa chính xác, đó là “Bây giờ không được từ chối giải quyết bất cứ vụ việc nào”,

    đó là theo quy định mới Không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điu lut đ áp dng.”.

    Vậy thì trường hợp này, Tòa phải xử lý như thế nào, có được từ chối giải quyết vụ việc vì nó vi phạm đạo đức không?

    <<<

    Bà mẹ là người được THỪA KẾ CHÍNH THỨC + NHIỀU HƠN...

    Do vậy bà phải là người ĐƯỢC QUYỀN LỰA CHỌN việc từ chối/chấp nhận giải quyết vụ việc chứ không phải 2 người con

     

    Câu chuyện số 2:

    Có được quan hệ tình dục trước hôn nhân không?

    Đạo đức: Không, điều này là trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội của chúng ta.

    Pháp luật: Được, bởi vì pháp luật không cấm điều này.

    <<<

    Việc này còn tuỳ thuộc vào NHẬN THỨC của 2 cá nhân về vấn đề “thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội”

     

    Câu chuyện số 3:

    Tịch thu hết xe đẩy, gánh bán…của những hàng quán lấn chiếm vỉa hè.

    Đạo đức: Đừng tịch thu của những người nghèo. Đôi khi nguồn sống của họ chỉ dựa vào cái gánh bún, gánh phở đó thôi.

    Pháp luật: Luật đã quy định thì phải nghiêm chỉnh chấp hành, chứ không được viện bất kỳ lý do nào.

    <<<

    Thực tế, có đôi lúc chúng ta “Chạnh lòng, trắc ẩn...”.

    Nhưng khi thiết lập luật pháp, thì QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ của Người Nghèo + Kẻ Giàu đều như nhau. Xin lỗi

     

    Câu chuyện số 4:

    1 sinh viên nghèo không đủ tiền để mua sách gốc, đành phải photo sách gốc để học cho nó rẻ, thế là bị xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ

    bằng việc đình chỉ 1 năm học của em này.

    Đạo đức: Làm vậy thì thất đức quá, 1 năm học chứ ít ỏi gì, nhiều sinh viên nghèo, họ chỉ mong mau ra trường đi làm để nuôi sống gia đình của họ.

    Pháp luật: Luật đã quy định thì phải chấp hành, không được viện lý do gì để không chấp hành, trường hợp vi phạm thì phải xử phạt để mang tính răn đe.

    <<<

    Chính xác !__Vì đó là LUẬT (“Pháp Luật là đạo đức tối thiểu”, mang tính cách phòng ngừa, răn đe, và trừng phạt).

     
    Báo quản trị |  
  • #456971   11/06/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Pháp luật và đạo đức liệu có thể song hành? Mình nghĩ đây là một việc vô cùng khó. Có nhiều vụ án nếu xét tới góc độ pháp luật thì có thể nói là đã trị đúng người đúng tội. Thế nhưng xét về góc độ đạo đức thì thật đáng thương cho hoàn cảnh của họ. Thế nhưng đã là pháp luật thì phải tuân thủ và không thể nào có trường hợp ngoại lệ được. Pháp luật có cứng ngắt nhưng đó là quy chuẩn và phải tuân thủ. Tuy nhiên đôi lúc pháp luật cũng có tình người nhưng đó chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.

     
    Báo quản trị |  
  • #458784   25/06/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Pháp luật cũng được xây dựng từ những chuẩn mực đạo đức xã hội. Tuy nhiên, đạo đức xã hội hay thuần phong mĩ tục mang tính chất là cái cần gìn giữ. Còn pháp luật thì vẫn cứ phải chạy theo nhịp phát triển của thời đại. Do đó, ắt sẽ có xung đột thôi. Quan trọng là người thực thi pháp luật phải biết linh hoạt, mềm dẻo để cân bằng giữa hợp tình và hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #458953   27/06/2017

    Ông bà ta có câu " trong cái lý có cái tình", vì vậy theo mình thì nguyên tắc đầu tiên là tuân thủ và áp dụng pháp luật để đảm bảo tính nghiêm minh cho xã hội. Nhưng bên cạnh đó tại các phiên tòa thì người chủ tọa nên vận dụng, chèo lái cái tình ( đạo đức) sao cho hợp lý. Có những trường hợp do hoàn cảnh xô đẩy nên người ta mới vi phạm pháp luật. Mặc khác theo mình ưu tiên của pháp luật là nguyên tắc nhân đạo" đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại" nên việc sử dụng đạo đức trong pháp luật cũng là lẽ tất yếu.

     
    Báo quản trị |  
  • #458965   27/06/2017

    LSHoangPhuong
    LSHoangPhuong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2017
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 480
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 13 lần


    Có ý kiến cho rằng: "Luật sư trong quá trình hành nghề sẽ phải rơi vào trường hợp đứng giữa sự lựa chọn giữa cái thiện và cái hợp pháp". Anh/chị đồng tình hay phản đối ý kiến trên? Hãy bảo vệ quan điểm của mình. 

     
    Báo quản trị |  
  • #458973   27/06/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Pháp luật với đạo đức là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Pháp luật là mang ý chí của giai cấp thống trị lập ra để điều chỉnh cho các mối quan hệ phát sinh trong xã hôi. Còn đạo đức là đạo lý, là truyền thống văn hóa, cách đối nhân sử thế.

    Pháp luật mang tính đạo đức nhưng không thể nào thực hiện theo đạo đức được.

     
    Báo quản trị |  
  • #459479   30/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Pháp luật và đạo đức đều nhằm mục đích hướng đến một giá trị bình đẳng, cao đẹp giữa con người với con người, giữa con người và xã hội. Để dung hòa hai yếu tố này trong một xã hội mình nghĩ là rất khó. Nhưng muốn hướng đến một xã hội đạo đức hay một con người có đạo đức và nhân cao thì nền tảng về pháp luật là điều kiện tiên quyết.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #460146   06/07/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    Sống và làm việc theo pháp luật nên trước hết cần ưu tiên áp dụng pháp luật trước hết, khi áp dụng pháp luật thì trong đó cũng đã có đạo đức, vì pháp luật cũng dựa trên những chuẩn mực xã hội mà ra, không thể nào pháp luật được ban hành mà không phù hợp với thực tế xã hội mà lại được mọi người chấp nhận. Nhưng không phải chuyện gì pháp luật cũng có thể đưa vào được nên khi xử lý thì những người cầm cán cân công lý cần phải làm sao cho vẹn đôi đường.

     
    Báo quản trị |  
  • #460317   08/07/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Pháp luật Việt Nam luôn đề cao tinh thần nhân đạo, đó cũng là lý do tại sao trong bất cứ phiên tòa nào chúng ta cũng đều thấy sự xuất hiện của vai trò Hội thẩm nhân dân, chính họ là những người nói lên tiếng nói của nhân dân, đưa ra những cân nhắc về đạo đức để có được những phán quyết hợp tình hợp lý, hạn chế việc áp dụng rập khuôn qui định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #468502   23/09/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Pháp luật và đạo đức đều bảo đảm quyền con người, và có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo nên khung xử sự  chung cho người dân. Nhưng có rất nhiều mối quan hệ pháp luật không thể điều chỉnh, nên nhiều khi ý thức người dân là hết sức quan trọng. còn nhiều trường hợp xử lý pháp luật hợp tình hợp lý cũng hết sức quan trọng

     
    Báo quản trị |