Cùng câu nói nhưng Dân Luật luôn có cách hiểu khác

Chủ đề   RSS   
  • #444278 23/12/2016

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Cùng câu nói nhưng Dân Luật luôn có cách hiểu khác

    Không biết tiếng Anh, tiếng Em có giống như tiếng Việt không nhỉ, chứ như tiếng Việt, mình thấy cùng một câu nói, nhưng Dân Luật và Dân thường luôn có cách hiểu khác nhau. Các bạn có thấy như vậy không nhỉ? Ôi, tại sao lại như vậy :(

    1. Chồng chết để lại tài sản cho vợ

    Dân thường: Ôi, sướng quá nhỉ, chồng chết nhưng có tài sản để lại là được rồi.

    Dân Luật: Chưa chắc đâu à nha, bởi tài sản bao gồm quyền và nghĩa vụ, tức là tài sản có và tài sản nợ, khi nào xác định tài sản có lớn hơn tài sản nợ thì mới gọi là mừng.

    2. Trước khi kết hôn, 2 người sẽ trở thành vợ chồng làm Mẫu xác nhận tài sản riêng trước hôn nhân

    Dân thường: Làm vậy mất lòng chết, chưa cưới mà đã tính chuyện này rồi

    Dân Luật: Thà mất lòng trước, được lòng sau, đến lúc ly hôn đỡ đánh nhau chia tài sản.

    3. “Lấy chồng giàu thích thật!”

    Dân thường: thích thật đấy!

    Dân Luật: Chưa chắc đâu à nha, vì khi ly hôn, chưa chắc mình đã nhận được phần tài sản đó nếu đã có Mẫu xác nhận tài sản riêng trước hôn nhân

    4. “Tự hủy hoại bản thân chỉ là những kẻ bất hiếu”

    Dân thường: Đúng đấy!

    Dân Luật: Chưa tính đến chuyện bất hiếu, chứ nguy cơ bị ở tù là như chơi.

    Dân thường: Tại sao?

    Dân Luật: Tại Điểm a Khoản 2 Điều 259 Bộ luật hình sự 1999, nếu tự ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của mình thì có thể bị ở tù từ 01 năm đến 05 năm

    5. “Con gái 18 tuổi lấy chồng được rồi”

    Dân thường: Đúng!

    Dân Luật: Chưa chắc à nha, phải đủ 18 tuổi trở lên mới được phép kết hôn, chứ mới chỉ bước sang 18 tuổi thì cũng chưa đủ đâu. Ví dụ: A sinh ngày 01/03/1998 thì phải đến 02/03/2016 mới được kết hôn.

    6. Một người vừa mua nhà xong thì dĩ nhiên nhà đấy là của người đó rồi

    Dân thường: Đã mua rồi thì giờ nó thuộc về mình thôi.

    Dân Luật: Khi nào thực hiện thủ tục đăng ký tài sản xong thì nó mới chính thức thuộc về mình.

    Còn nữa…

     
    31741 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #480728   31/12/2017

    tuantulaw
    tuantulaw
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2017
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 2847
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 34 lần


    Cái này là cái tính đa nghi, người ta nói cái gì ra cũng không tin, cũng đòi phản bác, tuy trong công việc thì điều này khá là tốt, tránh việc bị lừa dối. Nhưng trong cuộc sống thì điều này không hay cho lắm, nhất là các mối quan hệ trong gia đình. Vấn đề nào cũng có hai mặt của nó. Suy cho cùng thì phải thuận theo tự nhiên thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #482949   21/01/2018

    Đôi khi có người sẽ nghĩ dân luật nói ra toàn những thực tế phũ phàng nhưng đó chỉ là sự thật, là những gì con người nên lường trước để tìm hướng giải quyết. Vì mục đích chính của việc tìm hiểu pháp luật chính là hạn chế rủi ro.

     
    Báo quản trị |  
  • #483328   25/01/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Ưu điểm của việc học luật đó là trước khi làm một việc gì đó, dân luật thường suy xét kỹ càng hơn, tính đến những hậu quả và trách nhiệm phải gánh chịu sau đó. Hoặc có những người giỏi hơn sẽ tìm tòi và biết cách "lách" khỏi những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện hành vi, công việc đó. 

     
    Báo quản trị |  
  • #483401   26/01/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Bài viết đã phân biệt những khác biệt giữa dân luật với dân thường này, nó rất thú vị. Đặc biệt là sự phân biệt độ tuổi. Lúc chưa học luật khái niệm đơn giản về số tuổi là một con số thôi, sau này học rồi mới biết có sự phân chia mốc "từ đủ" và "đủ"

     
    Báo quản trị |  
  • #484087   31/01/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Dân luật được tiếp cận nhiều với ngôn ngữ pháp lý nên đương nhiên sẽ có cách hiểu khác phần nào đó với ngôn ngữ mà người bình thường sử dụng. Nhiều lúc cảm thấy việc học Luật của mình là đúng đăn, nó giúp mình có vốn từ ngữ lớn cũng như cách nhìn nhận một vấn đề một cách toàn diện hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #486193   02/03/2018

    ha2308
    ha2308
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    Sự thật là khi chúng ta bước vào môi trường được tiếp xúc với pháp luật thì phần nào cũng giúp cho bản thân biết “dè chừng” hơn trong mọi tình huống của cuộc sống (Nếu không nói là đa nghi hơn), bên cạnh cũng tăng sự tự tin trong cuộc sống lên nhiều ấy chứ.

    Lấy ví dụ điển hình như khi tham gia giao thông, thay vì trước đây hễ nhìn thấy công an giao thông là run lên như “cầy sấy” , bởi không biết mình có vi phạm gì không nè, bị phạt rồi thì phạt mức đó là hợp lý chưa? Thì bây giờ ra đường chạy xe gặp công an giao thông chúng ta đã nắm được chi tiết các lỗi có thể gặp phải để tuân thủ cho đúng hoặc nếu bị thổi còi thì có thể biết bản thân sai ở đâu, cần các điều kiện gì thì công an mới được phép chặn xe để kiểm tra giấy tờ hành chính. Gia đình bạn hoặc bản thân bạn muốn kinh doanh ngành nghề nào đó cũng có thể nắm được các hình thức, phương thức đăng ký kinh doanh cần những giấy tờ gì để chủ động hơn khi làm việc.

    Vì vậy, đối với bản thân mình thấy khi được tiếp cận kiến thức ngành luật và tham gia vào cộng đồng dân luật thì cũng giúp bản thân tích lũy được rất nhiều thông tin, cập nhật được nhiều văn bản mới.

     
    Báo quản trị |  
  • #518800   24/05/2019

    levy94
    levy94

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 425
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Dân học luật hay bị cái bệnh nghề nghiệp như vậy, mạch não hơi bị khúc triết hơn và cũng nhạy cảm hơn các nghề khác về mặt ngôn từ và có phần hơi đa nghi nhỉ. Người ta nói thì đơn giản mà cứ thích hiểu sâu xa phức tạp. Còn bài viết của bạn thú vị quá, phần infographic rất thu hút.

     
    Báo quản trị |  
  • #518891   25/05/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Bỏ công sức ra để học luật mất tầm 4 năm gì đó. Vậy nên cùng một vấn đề người không học luật chỉ nhận xét theo cảm tính, theo suy nghĩ cá nhân của bản thân. Còn người học luật tất nhiên sẽ sử dụng luật như một cái kính lúp để nhìn vấn đề thật kỹ, thật rõ trước khi đưa ra câu nhậ định chính xác nhất. 

     
    Báo quản trị |  
  • #526015   21/08/2019

    baoloc.ulaw
    baoloc.ulaw

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2019
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 960
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 26 lần


    Đúng rồi, thầy cô mình trong trường cũng hay thường nhắc nhở các sinh viên là phải tập tính tư duy phản biệt, đã là "dân luật" thì phải luôn xem xét sự vật, sự việc ở nhiều chiều khác nhau. Từ đó có cái nhìn khách quan, đánh giá được tổng thể và toàn diện. 

    Tuy là được dạy như thế tuy nhiên cá nhân mình cũng chỉ thể hiện ra khi ở xung quanh các "dân luật" khác mà thôi, người ngoài thường nghĩ mình xem xét kĩ càng như vậy là làm màu :)) chả biết đâu mà lần

     
    Báo quản trị |  
  • #527246   31/08/2019

    Vệc hiểu khác nhau của dân ngành luật trong cùng 1 câu nói một văn bản là chuyện thường thấy, một câu nói có thể quy định áp dụng ở nhiều trường hợp, khi suy luận và đưa ra các căn cứ để giải quyết thì có thẻ có nhiều hưỡng rẽ khác nhau. Vì vậy việc trong cùng 1 câu noi dân luật lại đưa ra các hướng giải quyết khác là chuyện bình thường. 

     
    Báo quản trị |  
  • #533894   29/11/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    có học luật thì cẩn thận cũng là đúng thôi. bài viết rất hay và bổ ích. nhất là cái chỗ lấy chồng giàu đó, chưa kể chồng giàu mà tài sản nó ko đứng tên, để cho ba mẹ bà con dưới quê đứng tên để tiện cho việc kinh doanh lớn khi gặp rủi ro đó. tỉnh táo và tự lực lên các cô gái à

     
    Báo quản trị |  
  • #563740   29/11/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1140)
    Số điểm: 8310
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Với những người hay dân luật, bây giờ đi ra xã hội động chạm cái gì cũng thấy phap luật, làm cái gì cũng phải đầy đủ theo quy tắc không lại sợ sai, sợ sót. Nhiều lúc, cũng suy nghĩa thà không biết luật còn hơn, tức trong công việc làm ăn nhỏ lẻ. Nộp thuế và thủ tục khác đơn giản. Không cần phải dựa trên các văn bản thue tục phức tạp như dân luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #579381   15/01/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Cùng câu nói nhưng Dân Luật luôn có cách hiểu khác

    Quan điểm này thì đa số dân luật đều có nè, điển hình là bản thân mình cũng vậy. Như quy định mới về “Tịch thu tang vật, tăng mức phạt hành vi mua bán dâm” thì mặc dù mình biết tang vật đó là gì, nó được quy định cụ thể đó nhưng mình vẫn cứ hay nghĩ hơi quá lên, và đồng nghiệp mình đa số ai cũng vậy.

     
     
    Báo quản trị |