Còn cha và mẹ nhưng chỉ để cha hoặc mẹ đứng đại diện cho con chưa thanh niên được không?

Chủ đề   RSS   
  • #592664 24/10/2022

    Còn cha và mẹ nhưng chỉ để cha hoặc mẹ đứng đại diện cho con chưa thanh niên được không?

    Cho mình hỏi theo điều 136 bộ luật dân sự thì: cha, mẹ là người đại diện với con chưa thành niên. Tuy nhiên nếu chỉ muốn cha hoặc mẹ  là người đại diện được không, có đúng pháp luật không. Xin trân trọng cảm ơn các bạn tư vấn!

     
    314 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TTQDTUYHOA vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593470   31/10/2022

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (290)
    Số điểm: 2608
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 33 lần


    Còn cha và mẹ nhưng chỉ để cha hoặc mẹ đứng đại diện cho con chưa thanh niên được không?

    Bạn có thể tham khảo! Căn cứ tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    "Điều 136: Đại diện theo pháp luật

    1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

    2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

    3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

    4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự."

    Theo đó, ở đây pháp luật quy định cha, mẹ, có thể thấy rằng pháp luật đưa ra quy định nếu còn đủ thì cả cha lẫn mẹ đều là người đại diện cho con chưa thành niên trừ một số trường hợp quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con thành niên tại Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

    "Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

    1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

    a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

    b) Phá tán tài sản của con;

    c) Có lối sống đồi trụy;

    d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

    2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này."

    Theo đó, chỉ trong một số trường hợp cụ thể thì chỉ để cha hoặc mẹ đứng đại diện cho con chưa thành niên

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haohao2912 vì bài viết hữu ích
    TTQDTUYHOA (04/11/2022)