Cơ quan của Bộ GTVT giải đáp một số phản ánh, kiến nghị về đào tạo lái xe, bằng lái xe quốc tế

Chủ đề   RSS   
  • #574413 03/08/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    Cơ quan của Bộ GTVT giải đáp một số phản ánh, kiến nghị về đào tạo lái xe, bằng lái xe quốc tế

    Trả lời phản ánh, kiến nghị về đào tạo lái xe, giấy phép lái xe quốc tế - Minh họa

    Trả lời phản ánh, kiến nghị về đào tạo lái xe, giấy phép lái xe quốc tế - Minh họa

    Ngày 25/6/2021, Vụ Quản lý phương tiện & người lái thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam có Công văn 118/QLPT&NL trả lời phản ánh, kiến nghị trên cổng Dịch vụ công Quốc gia về giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, F và giấy phép lái xe quốc tế.

    Những nội dung giải đáp trong Công văn bao gồm:

    Câu 1:

    Khoản 3 Điều 61 Luật Giao thông đường bộ quy định người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B1 chỉ cần được đào tạo, không phải đào tạo tập trung. Doanh nghiệp thắc mắc 3 việc:

    1. Từ ngữ “đào tạo” khác với “đào tạo tập trung” như thế nào và người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B1 có thể tự hoặc và được đào tạo tại nhà (tức không cần đến cơ sở đào tạo nào)?

    2. Người học hạng B1 (số sàn hoặc tự động) chỉ cần đăng ký dự kỳ thi sát hạch và không phải tham gia khóa học bắt buộc như đối với B2, C, D, E và F?

    3. Đề nghị cung cấp danh sách các trung tâm sát hạch lái xe ô tô có đủ điều kiện hoạt động hiện nay trên toàn quốc?

    Nội dung trả lời:

    1. Về việc đào tạo lái xe ô tô hạng B1

    Khoản 3 Điều 61 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 phải được đào tạo. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo”.

    Điều 8 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định hình thức đào tạo:

    “1. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 và ô tô hạng B1 được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra; riêng đối với các hạng A4, B1 phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo.

    2. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng B2, C, D, E và giấy phép lái xe các hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo. Trong thời hạn trên 01 (một) năm kể từ ngày cơ sở đào tạo kết thúc kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp khóa đào tạo, nếu không kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo thì phải đào tạo lại theo khóa học mới”.

    Căn cứ các quy định trên thì người có nhu cầu học lái xe hạng B1 (số sàn hoặc số tự động) được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra và phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo.

    2. Về Danh sách các trung tâm sát hạch lái xe ô tô có đủ điều kiện hoạt động hiện nay trên toàn quốc

    Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải về việc thực hiện phổ biến thông tin thống kê, hàng năm Tổng cục Đường bộ Việt Nam đều cập nhật số liệu Danh sách các trung tâm sát hạch lái xe ô tô có đủ điều kiện hoạt động trên toàn quốc, công bố trên trang thông tin điện tử có địa chỉ: https://drvn.gov.vn/csdl-noi-bo/quan-ly-phuong-tien-nguoi-lai?site=20830 hoặc vào trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.

    Câu 2

    Các anh chị ở Bộ cho tôi hỏi, giấy phép lái xe quốc tế cấp cho hạng B2 có khác gì giấy phép lái xe quốc tế cấp cho hạng B1 số tự động? Tôi có GPLX B1 chỉ lái được số tự động, thì khi cấp sang GPLX quốc tế, GPLX quốc tế này có được lái xe số sàn và lái xe kinh doanh tại nước ngoài không. Tôi xin cảm ơn.

    Nội dung trả lời:

    Điều 5 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT ngày 6/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế (sau đây gọi là Thông tư 29) quy định thời hạn và hàng xe điều khiển của giấy phép lái xe quốc tế (IDP): “...Hạng xe được phép điều khiển của IDP tương ứng với các hạng xe của giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này”.

    Điều 10 Thông tư 29 quy định: “Người có IDP do Việt Nam cấp khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước tham gia Công ước Viên phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia; tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của nước sở tại”.

    Như vậy, giấy phép lái xe quốc tế sử dụng trên lãnh thổ nước tham gia Công ước Viên phải đảm bảo các quy định trên và tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của nước sở tại.

    Câu 3

    Tôi có đọc Thông tư 29/2015/TT-BGTVT (sửa bởi Thông tư 01/2021/TT-BGTVT) thì thấy quy định thủ tục cấp mới Giấy phép lái xe quốc tế (International Driving Permit, IDP) không được rõ ràng, và trên Công DVCQG không tra ra mã thủ tục hành chính. Tôi kiến nghị Bộ GTVT:

    1/ Cho biết việc cấp IDP thì người đề nghị cấp có cần làm giấy khám sức khỏe và thi các học phần gì không, hay cứ để nghị là sẽ được cấp, và những trường hợp nào thì không cấp?

    2/ Nếu GPLX hiện tại là Bí tự động, thì kho cấp IDP thì trên IDP này có khác gì so với IDP cấp cho B2 hay không, và có được lái xe số sàn và lái xe taxi tại nước ngoài hay không?

    3/ Đề nghị Bộ cập nhật đầy đủ mã thủ tục cấp IDP ở trên trên Cổng DVCQG https://dichvucong.gov.vn/

    Nội dung trả lời:

    1. Về thủ tục và trình tự cấp giấy phép lái xe quốc tế Khoản 2 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT ngày 27/01/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 29/2015/TT-BGTVT ngày 06 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế và Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định: “Cá nhân khi nộp đơn trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) để thực hiện kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của việc cấp IDP và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định; khi nộp đơn qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai, phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí thông qua chức năng thanh toán lệ phí của hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân...”.

    Căn cứ quy định trên, để được cấp giấy phép lái xe quốc tế người đề nghị cấp cần có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài).

    2. Về hạng B1, B2 giấy phép lái xe Việt Nam khi chuyển đổi sang giấy phép lái xe quốc tế

    Điều 5 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT ngày 6/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế (sau đây gọi là Thông tư 29) quy định thời hạn và hàng xe điều khiển của giấy phép lái xe quốc tế (IDP): “...Hạng xe được phép điều khiển của IDP tương ứng với các hạng xe của giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này”.

    Điều 10 Thông tư 29 quy định: “Người có IDP do Việt Nam cấp khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước tham gia Công ước Viên phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia; tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của nước sở tại”.

    Như vậy, giấy phép lái xe quốc tế sử dụng trên lãnh thổ nước tham gia Công ước Viên phải đảm bảo các quy định trên và tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của nước sở tại.

     
    802 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/08/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận