Có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới? Sự khác nhau giữa quốc gia và vùng lãnh thổ?

Chủ đề   RSS   
  • #616489 18/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 498 lần


    Có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới? Sự khác nhau giữa quốc gia và vùng lãnh thổ?

    Hiện nay trên thế giới có tất cả bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ? Quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau như thế nào? Chủ quyền của Nước CHXHCN Việt Nam được thể hiện như thế nào?

    Có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới? 

    Theo Điều 1 Công ước Montevideo về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia (26/12/1933) đã đưa ra các yếu tố cấu thành quốc gia như sau:

    “Một quốc gia là một chủ thể của luật quốc tế phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về: dân cư ổn định, lãnh thổ xác định, chính phủ và khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế.”

    Theo đó, quốc gia là một đất nước có dân số ổn định, lãnh thổ xác định, chính phủ và khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế.

    Hiện nay có 204 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới bao gồm:

    - 193 quốc gia được công nhận và là thành viên của Liên Hợp Quốc.

    - 02 quốc gia là Palestine và Vatican đang trong quá trình quan sát của Liên Hợp Quốc. (Được công nhận vào 2015)

    - 02 vùng lãnh thổ được đông đảo quốc gia công nhận là Kosova (thành viên thứ 111/193) và Đài Loan (thành viên thứ 19/193).

    - Một số quốc gia được các nước trên thế giới công nhận nhưng không độc lập về chính quyền như Tây Sahara.

    - 06 quốc gia và các vùng lãnh thổ được tuyên bố độc lập nhưng không được thế giới công nhận như Abkhazia, Bắc Síp, Nagorno - Karabakh, Tránnistria và Somaliland.

    Sự khác nhau giữa quốc gia và vùng lãnh thổ?

    - Quốc gia là một đơn vị chính trị độc lập, có chủ quyền lãnh thổ, có thể bao gồm một hoặc nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. 

    - Vùng lãnh thổ là khu vực đất đai hoặc nước biển được quản lý bởi một quốc gia hoặc chính quyền địa phương cụ thể.

    Sự khác biệt nằm ở chỗ quốc gia có chủ quyền và quyền tự quyết, trong khi vùng lãnh thổ có thể là phần đất hoặc nước mà quốc gia đó quản lý.

    Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và sự khác nhau giữa quốc gia và vùng lãnh thổ. Thông tin giải đáp chỉ mang tính chất tham khảo.

    Chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Nước CHXHCN Việt Nam

    Theo Điều 1 Hiến pháp 2013 quy định Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

    Theo Điều 11 Hiến pháp 2013 quy định:

    - Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

    - Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.

    Về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 64, Điều 65 Hiến pháp 2013 như sau:

    - Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.

    Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.

    - Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.

    Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

    Như vậy, Nước CHXHCN Việt Nam một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc là của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Mọi hành vi xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đều sẽ bị trừng trị thích đáng.

    Tội phản bội Tổ quốc theo quy định pháp luật Việt Nam?

    Theo Điều 44 Hiến pháp 2013 quy định Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

    Theo đó, Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội phản bội Tổ quốc như sau:

    - Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    - Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

    - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    Như vậy, phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất và người phạm tội này có thể phải chịu hình phạt nặng nhất là tử hình.

     
    6105 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận