Cho thuê lại nhà và quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của chủ nhà

Chủ đề   RSS   
  • #612702 12/06/2024

    Cho thuê lại nhà và quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của chủ nhà

    Tháng 6/2019, Chị A có cho anh B thuê nhà để bán quán cơm. Theo nội dung hợp đồng thuê nhà đã được cống chứng, giá thuê nhà là 8 triệu đồng/1 tháng; tiền thuê được trả định kỳ hàng tháng. Thời hạn thuê là 05 năm, hết thời hạn hai bên sẽ thỏa thuận lại việc cho thuê nhà. Giả sử trong thời gian cho thuê nhà, anh B có cho anh C sử dụng một phần phía trước để bán bánh mì, bún xào ăn sáng. Chị A có biết nhưng không nói gì, 5/2020 chị A có ý định tăng tiền thuê nhà 10 triệu/tháng và anh B không đồng ý. Vì vậy, chị A muốn lấy lại nhà với lý do anh B sử dụng nhà đã thuê không đúng mục đích.
     
    Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015, anh B có được quyền cho thuê lại không? Chị A có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp này hay không? Tại sao?
     
    134 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #612774   14/06/2024

    phucpham2205
    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26758
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 553 lần


    Thuê nhà

    Chào bạn, trường hợp mà bạn hỏi có thể tham khảo câu trả lời như sau:

    Căn cứ Điều 472 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng thuê tài sản như sau: 

    “Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. 

    Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

    Theo đó, về câu hỏi của bạn rằng anh B cho quyền cho thuê lại không? Tại Điều 475 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về cho thuê lại như sau: 

    “Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.”

    Như vậy, theo quy định nêu trên anh B trong trường hợp này chỉ có thể cho anh C thuê lại căn nhà mà mình đang thuê nếu như có sự đồng ý của chủ nhà là chị A. 

    Cạnh đó, Khoản 2 Điều 132 Luật nhà ở 2014 quy định về những trường hợp mà bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau: 

    “Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

    a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này; 

    b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; 

    c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng; 

    d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê; 

    đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê

    e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng 17 tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục; 

    g) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này” 

    Theo đó, trong trường hợp này, việc anh B cho anh C thuê lại nhà khi chưa có sự đồng ý của chị A tại trường hợp này đã vi phạm quy định và chị A có thể thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

    Tuy nhiên, việc chị A trong trường hợp này đòi tăng giá thuê nhà khi vẫn còn đang trong thời hạn của hợp đồng cũng là chưa đúng với quy định pháp luật, bởi tại Khoản 1 và 2 Điều 129 Luật Nhà ở 2014 có quy định như sau:

    “1. Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà theo định kỳ hoặc trả một lần; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó. 

    2. Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.”

    Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, có thể thấy, chị A chỉ có thể tăng tiền thuê nhà nếu đáp ứng hai điều kiện sau đây: 

    - Chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà mà bên cho thuê cải tạo nhà ở; 

    - Người thuê đồng ý cho người cho thuê tăng tiền thuê nhà.

     
    Báo quản trị |