Chiếm đoạt động vật hoặc hoặc sản phẩm, bộ phận của động vật sẽ xử lý HS

Chủ đề   RSS   
  • #498879 07/08/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Chiếm đoạt động vật hoặc hoặc sản phẩm, bộ phận của động vật sẽ xử lý HS

    HĐTP Tòa án Nhân dân Tối cao vừa qua ban hành dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về các tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm

    Theo dự thảo :

    - Trường hợp người phạm tội có hành vi chiếm đoạt mà đối tượng bị chiếm đoạt là động vật hoặc sản phẩm, bộ phận của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thì tùy từng trường hợp mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội:

    + Tội cướp tài sản (Điều 168) có khung hình phạt cao nhất từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    + Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170) có khung hình phạt cao nhất từ từ 12 năm đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    + Tội cướp giật tài sản (Điều 171) có khung hình phạt  cao nhất từ từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

    + Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172) 12 năm đến 20 năm là khung hình phạt cao nhất về tội này. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

    + Tội trộm cắp tài sản (Điều 173) có khung hình phạt cao nhất từ 12 đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    + Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân là khung hình phạt cao nhất của tội này. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    + Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản (Điều 175) có khung hình phạt cao nhất từ 12 đến 20 năm.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    - Trường hợp sau khi chiếm đoạt cá thể động vật hoặc sản phẩm, bộ phận của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm, người phạm tội còn có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thì có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234 có khung hình phạt cao nhất với cá nhân từ 7 đến 12 năm tù. còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Hoặc tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm đối với cá nhân phạm tội  thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm là khung hình phạt cao nhất của tội này. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    - Việc xác định trị giá động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm đối với nhóm tội chiếm đoạt nêu trên được thực hiện theo hướng dẫn khoản 2 Điều 15 của Nghị định 30/2018/NĐ-CP

    Mời bạn xem chi tiết tại file đính kèm

     

     
    1991 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #499004   08/08/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Bảo tồn động vật hoang dã là việc thực hành bảo vệ các loài động vật hoang dã và môi trường sống của chúng. Mục tiêu của bảo tồn động vật hoang dã là để đảm bảo rằng giới tự nhiên sẽ được bảo vệ để che chở cho các thế hệ tương lai và giúp loài người nhận ra tầm quan trọng của động vật hoang dã và môi trường hoang dã đối với con người và các loài khác nhau trên hành tinh này.

    Nhiều quốc gia có các cơ quan chính phủ và các tổ chức, thiết chế dành riêng cho bảo tồn động vật hoang dã, để hỗ trợ thực hiện chính sách được thiết kế để bảo vệ động vật hoang dã. Nhiều tổ chức phi lợi nhuận độc lập cũng góp phần thúc đẩy việc bảo tồn động vật hoang dã. Ngày nay, bảo tồn động vật hoang dã đã trở thành một thực tế ngày càng quan trọng do những tác động tiêu cực của các hoạt động của con người đối với động vật hoang dã.

    Các nỗ lực nhằm tăng cường bảo vệ những loài quan trọng như tê giác, voi, hổ, tê tê, ngoài việc đóng góp trực tiếp cho hoạt động bảo tồn các loài động vật này còn mang ý nghĩa biểu tượng, tạo động lực cho việc bảo tồn tất cả các loài động vật hoang dã khác, góp phần ngăn chặn các loại thảm họa thiên nhiên, duy trì các dịch vụ sinh thái quan trọng đối với đời sống và sự phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng người dân, địa phương, quốc gia và quốc tế.

    Thế nên cần phải đưa ra các biện pháp chế tài thật nặng để xử lý các đối tượng săn bắt thú rừng này.

     
    Báo quản trị |