Chia tài sản thừa kế.

Chủ đề   RSS   
  • #4763 20/02/2009

    srawberry

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/02/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia tài sản thừa kế.

    Chào luật sư !

    Ba tôi mất năm 1998, mẹ tôi mất năm 2000, nhưng không để lại di chúc. căn nhà của ba mẹ tôi hiện nay do tôi đứng tên hộ khẩu, làm đại diện để giải quyết việc đền bù.

    Ba mẹ tôi có 5 người con, một người đã định cư sang nước ngoài và nhập quốc tịch. một người đã mất cách đây 40 năm, khi anh ấy mất thì vợ anh ấy đang mang thai được 5 tháng rưỡi...đứa bé sinh ra lấy họ mẹ,và sau đó bà ấy cũng lập gia đình khác....

    Hiên nay chúng tội chưa có văn bản thỏa thuận nào về tài sản đó cả. và căn nhà đó vẫn chưa cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng đất.

    Aanh em tôi định sau khi đền bù nhà thì dùng số tiền đó chia đều ...nhưng đứa cháu nhiều năm không gặp đó xuất hiện và đòi 1 phần tài sản cho người ba đã mất của nó. Nó đã theo mẹ từ nhỏ và mang họ mẹ...không liên lạc với chúng tôi một thời gian dài, bây giờ lại đòi chia tài sản...

    Vậy xin hỏi luật sư căn nhà đó được phân chia như thế nào?và người cháu mang họ mẹ đó có được quyền thừa kế tài sản hay không? Xin luật sư xem xét giúp.

    xin cảm ơn!

     
    5155 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #4764   20/02/2009

    maixuanhuong
    maixuanhuong
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2008
    Tổng số bài viết (466)
    Số điểm: 2097
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Nhà đó được phân chia đều cho những người thừa kế thứ nhất

    Trong trường hợp Ngôi nhà đó không phân chia được bằng hiện vật (ngăn các phòng ra) thì được phân chia theo giá trị. Hàng thừa kế thứ nhất gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con cái của người chết.

    Theo quy định tại Điều 677 BLDS thì trường hợp người con kia của anh bạn được thừa kế thế vị phần mà anh bạn còn sống nếu được hưởng. Người cháu đó mang họ ai không quan trọng và cũng không là mất đi quyền thừa kế thế vị của nó.
    Chúc bạn có cách xử lý thấu đáo trong trường hợp này!

    #8b0000;">CÔNG TY LUẬT NAM AN
    #8b0000;"> VPGD: Tầng 3, số 10 Thái Thịnh II - Đống Đa - Hà Nội
    #8b0000;"> ĐT: 04.35625193  04.22020422   DĐ: 0912.481.114
    #8b0000;"> Email: namanlaw@gmail.com   luatnaman@gmail.com
    #8b0000;"> Giám đốc: Luật sư Mai Xuân Hương
     
    Báo quản trị |  
  • #4777   28/02/2009

    vclong2008
    vclong2008
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 3327
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Luật sư Hương giải thích đúng rồi đó bạn ơi. Tuy nhiên để chắc chắn bạn coi lại giùm giấy khai sinh của cháu xem trong đó khai phần người cha có phải là anh trai bạn không? !!!

    Sau khi bạn coi lại thì chắc bạn hẳn yên lòng để chia cho cháu mình một cách thoả đáng.

     
    Báo quản trị |  
  • #4778   28/02/2009

    maixuanhuong
    maixuanhuong
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2008
    Tổng số bài viết (466)
    Số điểm: 2097
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Cám ơn bạn vclong2008

    Cám ơm bạn vclong2008 đã đóng góp ý kiến.
     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: