Chia tài sản sau khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #387114 09/06/2015

    Chia tài sản sau khi ly hôn

    Chào luật sư

    Tôi muốn hỏi luật sư về việc chia tài sản sau khi ly hôn

    Tôi có 1 ông chú muon ly hôn với vợ (đơn phương xin ly hôn). Lý do xin ly hôn là vợ ngoại tinh và thường xuyên đánh đập chồng minh, và thường xuyên ngược đãi. Chú tôi đã đưa đơn ly hôn nhiều lần nhưng do chú bị điếc, nói chuyện khó khăn.

    Lần trước khi đưa đơn ly hôn bà ta xé đơn tại uy ban và giả bộ thương yêu chông để giảng hòa. Nhưng sau khi giảng hòa bà ta chứng nào tật nấy lại đánh đạp chồng và ngoại tình. Bắt chông vào rừng chăn bò còn mình ở nhà dẫn trai về nhà ngoài tình. bà ta công khai chuyên ngoại tình với rất nhiều người

    Chú tôi muốn đơn phương ly hôn có được không? Tài sản chia thế nào

    Ông chú tôi là thương binh được cấp đất và nhà (trong thời ky hôn nhân) như vậy có được tính là tải sản riêng không. Các tài sản làm ra trong thời kỳ hôn nhân là chia 2 phải không. Con của họ đã trên 18 tuôi và đã có công ăn việc làm ổn định như vậy có cần chia cho con k.

    Chú tôi có 1 khoảng nợ vay ngân hàng để cho con đi học đại hoc, Các đứa con đi làm có gửi tiền về cho vợ chú tôi để trả nợ nhưng bà ta không trả ma lấy tiền tiêu xài riêng (ngoại tình và đánh bài). vậy so nợ đó còn là nợ chung nữa hay không

    Mong luật sư tư vấn giúp tôi để báo gia đình giai quyết giúp chú. Vì chú bị hành hạ quá không chịu nổi

    Trân trọng cảm ơn

     

     
    6420 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #387210   10/06/2015

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    1/ Đơn phương ly hôn được. Chú bạn viết đơn ly hôn trên cơ sở mẫu của tòa án.

    2/ Tài sản chung chia đôi có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên, lỗi của các bên trong việc ly hôn và một số yếu tố khác như quy định của Luật Hôn nhân và gia đình được trích dẫn dưới đây:

    Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

    1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

    Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

    2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

    a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

    b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

    3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

    4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

    Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

    5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

     

    3/ Nếu nhà đất cấp riêng cho chú bạn thì có cơ sở để tính là tài sản riêng của chú bạn nhưng chú bạn phải chứng minh điều này.

    4/ Con cái không được chia tài sản trừ khi họ có đóng góp trong khối tài sản chugn của cha mẹ hoặc cha mẹ đồng ý chia cho.

    5/ Nợ được tính là nợ chung.

     

    Trân trọng!

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #387230   10/06/2015

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Theo luật HNGĐ thì một trong hai bên vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương. Trường hợp này nếu chú của bạn có yêu cầu ly hôn đơn phương thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi các bên có hộ khẩu thường trú hoặc nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú nếu hai vợ chồng không cùng hộ khẩu.

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  
  • #387301   10/06/2015

    luatsuanhtu
    luatsuanhtu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2015
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    thtrangkt viết:

    Chào luật sư

    Tôi muốn hỏi luật sư về việc chia tài sản sau khi ly hôn

    Tôi có 1 ông chú muon ly hôn với vợ (đơn phương xin ly hôn). Lý do xin ly hôn là vợ ngoại tinh và thường xuyên đánh đập chồng minh, và thường xuyên ngược đãi. Chú tôi đã đưa đơn ly hôn nhiều lần nhưng do chú bị điếc, nói chuyện khó khăn.

    Lần trước khi đưa đơn ly hôn bà ta xé đơn tại uy ban và giả bộ thương yêu chông để giảng hòa. Nhưng sau khi giảng hòa bà ta chứng nào tật nấy lại đánh đạp chồng và ngoại tình. Bắt chông vào rừng chăn bò còn mình ở nhà dẫn trai về nhà ngoài tình. bà ta công khai chuyên ngoại tình với rất nhiều người

    Chú tôi muốn đơn phương ly hôn có được không? Tài sản chia thế nào

    Ông chú tôi là thương binh được cấp đất và nhà (trong thời ky hôn nhân) như vậy có được tính là tải sản riêng không. Các tài sản làm ra trong thời kỳ hôn nhân là chia 2 phải không. Con của họ đã trên 18 tuôi và đã có công ăn việc làm ổn định như vậy có cần chia cho con k.

    Chú tôi có 1 khoảng nợ vay ngân hàng để cho con đi học đại hoc, Các đứa con đi làm có gửi tiền về cho vợ chú tôi để trả nợ nhưng bà ta không trả ma lấy tiền tiêu xài riêng (ngoại tình và đánh bài). vậy so nợ đó còn là nợ chung nữa hay không

    Mong luật sư tư vấn giúp tôi để báo gia đình giai quyết giúp chú. Vì chú bị hành hạ quá không chịu nổi

    Trân trọng cảm ơn

     

    Chào bạn!

     Luật hôn nhân gia đình cho phép việc đồng ý ly hôn hoặc đơn phương ly hôn, Như vậy chú bạn có thể đơn phương yêu cầu tòa án cho  ly hôn mà không cần sự đồng ý của vợ chú ấy. Thủ tục ly hôn được thực hiện tại TAND cấp Quận huyện, nơi cư trú của Bà vợ trong trường hợp đơn phương ly hôn

    Về tài sản co thể giải quyết bằng 2 cách:

    1. Vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung

    2.  Đề nghị  tòa án chia tài sản chung của vợ chồng

    Trường hợp của chú bạn, nhà đất được phân trong thời kỳ hôn nhân, Trường hợp nhà đất đó đứng tên của cả 2 vợ chồng thì được coi là TS chung và về nguyên tắc là chia đôi. Trường hợp đứng tên 1 mình chú bạn, thì có căn cứ chứng minh là ts riêng. có thể sẽ ko phải phân chia.

    Về công nợ. Do vợ chồng chú bạn vay để con đi học nên đươc coi là công nợ chung. 2 bên phải có trách nhiệm với công nợ này.

    Chúc chú bạn sớm giải quyết việc ổn thỏa. Trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể ĐT cho mình để tư vấn cụ thể số ĐT: 0986905869

    Xin cảm ơn!

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuanhtu vì bài viết hữu ích
    haminh1991 (23/06/2015)
  • #388829   22/06/2015

    thuythuy101256
    thuythuy101256

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào luật sư

    Tôi muốn hỏi luật sư về việc phân chia tài sản sau ly hôn .

    Tôi kết hôn  năm 1987, quá trình chung sống với chồng vì nhiều lý do nên tôi phải bỏ đi 2 đứa con của mình . Sau đó tôi không sinh đẻ được nữa do bị tắc ống dẫn trứng .

    Năm 1996 chồng tôi ngoại tình và có 1đứa con ngoài giá thú với người đàn bà khác . Năm 2010 tôi mới được biết chuyện này .

    Từ đó đến nay chúng tôi sống không hạnh phúc . Chồng tôi vẫn quan hệ với người đàn bà kia và đối xử với tôi không ra gì .

    Do không thể  tiếp tục sống với nhau được nữa nên tôi quyết định ly hôn .

     Phần tài sản chung :hiện nay chúng tôi đang sống chung trong 1 ngôi nhà nhỏ ở trung tâm thành phố .. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụngđất ở đứng tên hai vợ chồng .

    Việc phân chia tài sản chung . Để không phiền phức tới Pháp luật , tôi có quan điểm bán nhà đi chia đôi rồi ly hôn

    Nhưng chồng tôi lại khăng khăng đòi ly hôn xong mới bán nhà .

    Hiện nay có người đến hỏi mua nhà của chúng tôi nhưng chồng tôi nói giá rất cao nên không ai mua nổi .

    Tôi đoán đây là mưu đồ của chồng tôi , nói giá nhà cao lên để không ai  mua được .

    Tôi rất sau khi ly hôn ,, nhà chưa bán được ,  có thể chồng tôi sẽ cho người đàn bà và đứa con ngoài giá thú kia về ở tại đây . Lúc đó tôi không có quyền ngăn cản chồng tôi về việc này vì theo pháp luật chúng tôi không còn là vợ chồng nữa .Tôi có tuổi rồi không muốn làm chuyện gì ảnh hưởng trật tự an ninh khu phố  . Do uất ức, thì  chính tôi là người phải ra đường mặc dù phần lớn công sức tạo dựng lên ngôi nhà này là do tôi bỏ ra và một phần vay mượn của chị em người nhà  ,

    Về công nợ : năm 2000 do cần tài chính để giải quyết việc chung của 2 vợ chồng nên tôi có vay của em dâu tôi 20 triệu . Năm 2006 vay thêm 20 triệu nữa để làm nhà . Do tin tưởng chỗ chị em người nhà nên em dâu tôi không viết giấy biên nhận nợ. Đến nay mới chỉ trả cô ấy 1 phần rất nho  Để em dâu tôi không bị thiệt thòi ,tôi  đã tính toán số tiền vay nợ này khi thanh tóa  phải được tính theo thời cuộc . Khoản  20 triệu vay năm 2000 ngày đó là 5 cây vàng , vậy bây giờ cũng phải trả số tiền tương ứng với 5 cây vàng.... nhưng chồng tôi phủ nhận việc này , ông ý cho rằng bây giờ chỉ phái trả tất cả 40 triệu cho cả 2 khoản vay năm 2000 và 2006 thôi .

    Tôi muốn hỏi luật sư . Nếu chúng tôi ly hôn xong, chồng tôi vẫn không muốn bán nhà hoặc vẫn tiếp tục nói giá cao nhằm mục đích không bán được .Nếu ông ấy ở lại cũng không có tiền để trả cho tôi ra đi  .Như vậy tôi vẫn tiếp tục sống cuộc sống địa ngục bên cạnh 1 người không còn là chồng của mình nữa và người đàn bà  với đứa con ngoài giá thú xa lạ kia .

    Tôi phải làm gì để đòi lại quyền lợi của mình  . Tòa án có chức năng định giá ngôi nhà và có luật cưỡng chế đối với trường hợp của tôi không ?

    Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi .

    Xin trân trọng cám ơn .

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #389224   24/06/2015

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    1/ Khoản nợ vay bằng tiền mặt, nếu không có thỏa thuận quy đổi giá trị tương đương với vàng thì không quy đổi được.

    2/ Vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hay khi ly hôn. Mời bạn tham khảo quy định của Luật hôn nhân và gia đình như sau:

    Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

    1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

    Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

    2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

    a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

    b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

    3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

    4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

    Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

    5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

     

    3/ Trừ trường hợp nhà đất không thể chia được vì lý do nào đó (ví dụ diện tích quá nhỏ), các trường hợp khác tòa án sẽ phán quyết chia đôi nhà cho vợ chồng, khi đó bạn có quyền bán phần được chia của mình.

    4/ Nếu thấy cần thiết, tòa án sẽ yêu cầu thẩm định giá tài sản trong quá trình xét xử.

    5/ Bên phải thi hành án không thi hành thì bên được thi hành án có quyền yêu cầu để thi hành (kể cả cưỡng chế thi hành).

     

    Trân trọng! 

     

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #389496   25/06/2015

    thuythuy101256
    thuythuy101256

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào luật sư

    Chân thành cám ơn sự tư vấn nhiệt tình của luật sư với câu hỏi của tôi trên Dân luật.

    Xin được hỏi luật sư một số việc sau ạ .

    Chúng tôi đều là cán bộ nghỉ  hưu nên kinh tế chỉ đủ sống . Vậy  chi phí thẩm định tài sản  được tínhthế nào  . Số tiền này sẽ chia tỷ lệ ra sao ? Có phải nếu để tòa thẩm định  tài sản thì giá không được bằng giá thị trường không ạ ?

    Khi lý hôn xong nếu chồng tôi không muốn bán nhà chia đôi,  gây khó khăn cho tôi . Vậy tôi phải tiếp tục gửi đơn đến đâu để xin thi hành án . Thời gian đợi thi hành án là bao lâu ?

    Trân trọng cám ơn ,

     

     
    Báo quản trị |  
  • #389714   27/06/2015

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    1/ "Tòa án thẩm định giá": Tòa án có thể ra quyết định thành lập hội đồng định giá theo quy định của Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự (như trích dẫn dưới đây) và Hội đồng gồm nhiều người nên theo pháp luật quy định thì là khách quan:

    Điều 92. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản

    1. Các bên có quyền tự thỏa thuận về việc xác định giá tài sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản.

    Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp trong các trường hợp sau đây:

    a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;

    b) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước.

    2. Hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 46 của Bộ luật này không được tham gia Hội đồng định giá.

    Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá.

    3. Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Trường hợp cơ quan tài chính, các cơ quan chuyên môn không cử người tham gia Hội đồng định giá; người được cử tham gia Hội đồng định giá không tham gia mà không có lý do chính đáng thì tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    4. Việc đánh giá phải được ghi thành biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, của đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên vào biên bản.

    5. Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản tiến hành thẩm định giá. Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản. Kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định giá được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật.

    6. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này

     

    2/ Người yêu cầu định giá phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá nếu các bên không có thỏa thuận khác. Nếu tòa án định giá thì nói chung mỗi bên chịu 1 phần chi phí (tòa án sẽ quyết định cụ thể)

     

    Trân trọng!

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com