Mình có 1 vấn đề muốn các bạn cho ý kiến tư vấn như sau:
Theo khoản 2 điều 186 Luật lao động 2012: “trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động”
Tôi xin đưa 1 thí dụ: Tại Công ty của Tôi có một lao động nghỉ thai sản, theo luật người này được nghỉ 6 tháng và được bảo hiểm xã hội chi trả bảo hiểm,
Về mặt nội bộ, Công ty Tôi có ban hành 1 quy chế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản vẫn được Công ty chi ½ tiền lương mỗi tháng;
Đồng thời, sau đó một thời gian Cơ quan bảo hiểm xã hội kiểm tra, thấy trong thời gian được nghỉ 6 tháng theo Luật, lao động đã được BHXH chi trả trợ cấp 6 tháng, nhưng lại được Công ty trả lương 2 tháng (2 tháng cuối của thời gian được nghỉ), Cơ quan BHXH yêu cầu thu hồi tiền trợ cấp của 2 tháng này do đã nhận tiền lương với lý do theo quy định của Luật thì người lao động chỉ được nhận một trong 2 khoản: hoặc tiền lương hoặc tiền trợ cấp BHXH
Theo quan điểm của Tôi: trong khoản 2 điều 186 Luật lao động 2012: trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, theo tôi hiểu: theo luật thì người sử dụng lao động không phải trả lương, nhưng vẫn có quyền trả nếu có điều kiện; ở đây Luật ghi là không phải chứ không ghi là không được
Trong khi cơ quan BHXH yêu cầu thu hồi trợ cấp vì cho rằng theo quy định của Luật thì người lao động chỉ được nhận một trong 2 khoản: hoặc tiền lương hoặc tiền trợ cấp BHXH nghĩa là theo khoản 2 điều 186 Luật lao động 2012 trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không được trả lương cho người lao động, do đó người lao động chỉ được nhận tiền lương hoặc tiền trợ cấp;