Chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động bị mất sức lao động trên 60%?

Chủ đề   RSS   
  • #554690 11/08/2020

    viethoangnguyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động bị mất sức lao động trên 60%?

    Công ty PSC ký hợp đồng lao động với anh  A, loại hợp đồng không xác định thời hạn, anh A làm việc được 3 năm thì bị tai nạn giao thông, và điều trị tại bệnh viện đến nay được 3 tháng (đang tiếp tục điều trị). Theo giám định pháp y thì anh A bị thương trật 61%. Hiện nay, anh A mất kiểm soát và không đi đứng được, không tự viết đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động nên Bố của anh A là ông H, làm đơn gửi Công ty PSC xin chấm dứt hợp đồng lao động của con mình (thời gian điều trị đến khi bố anh H làm đơn là 4 tháng).

    Xin Luật sư tư vấn giúp các nội dung sau:

    Trong trường hợp này ông H làm đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động cho con là A có cơ sở pháp lý để doanh nghiệp giải quyết không? Trình tự thủ tục giải quyết như thế nào?

     
    1294 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn viethoangnguyen vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/08/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #555203   20/08/2020

    Chào bạn

    Theo thông tin bạn cung cấp, anh A ký với công ty hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Do đó, trường hợp anh A bị tai nạn giao thông đang điều trị muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ căn cứ theo Khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động 2012, theo đó: “3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”. Trường hợp anh A đang trong thời gian điều trị tai nạn giao thông, mất kiểm soát và không đi đứng được nên không thể uỷ quyền bằng văn bản cho bố của mình làm đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động nên trường hợp này ông H làm đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động cho con là A không có cơ sở pháp lý để giải quyết.

    Đối với trường hợp người lao động bị ốm đau theo Điểm b Khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 quy định người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp “Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn…”. Căn cứ theo quy định trên, đối với quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Trường hợp trên cần đáp ứng điều kiện về thời gian điều trị 12 tháng và phải báo trước theo quy định pháp luật lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatducan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/08/2020)