Cần làm gì khi doanh nghiệp không trả trợ cấp thôi việc?

Chủ đề   RSS   
  • #582721 08/04/2022

    Cần làm gì khi doanh nghiệp không trả trợ cấp thôi việc?

    Theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

    - Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

    - Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

    - Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    - Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

    Lưu ý: tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

    Trong trường hợp NSDLĐ không trả trợ cấp thôi việc thì NLĐ có thể thực hiện theo 03 cách sau:

    Cách 1: Khiếu nại

    Theo Điều 5, Điều 15 và Điều 19 Nghị định 24/2018/NĐ-CP người lao động thực hiện khiếu nại theo trình tự, thủ tục như sau:

    - Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động.

    + Thời gian thụ lý khiếu nại: 07 ngày làm việc.

    + Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày hoặc 45 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.

    Nếu quá thời hạn trên mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết của phía công ty, người lao động có thể khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

    - Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.

    + Thời hiệu khiếu nại: 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu.

    + Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc.

    + Thời hạn giải quyết: 45 ngày hoặc 60 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.

    Nếu không được giải quyết đúng hạn hoặc không đồng ý với việc giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người lao động có thể khởi kiện tới Tòa án.

    Cách 2: Tố cáo

    Người lao động có thể tố cáo vi phạm của công ty đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

    Theo Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm theo đó là các bằng chứng vi phạm của công ty.

    Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (Điều 30 Luật Tố cáo 2018).

    Trong quá trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý khiếu nại, tố cáo mà xác minh có hành vi vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời còn phải giải quyết quyền lợi chính đáng cho người lao động.

    Cách 3: Giải quyết theo tranh chấp lao động:

    Theo Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 quy định về cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

    - Hòa giải viên lao động;

    - Hội đồng trọng tài lao động; và

    - Tòa án nhân dân.

    Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho NLĐ theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt như sau (mức phạt đối với NSDLĐ là tổ chức được áp dụng gấp 02 lần theo khoản 2 Điều 6 Nghị định này):

    - Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động: phạt tiền từ 02 triệu đến 04 triệu đồng;

    - Đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động: phạt tiền từ 04 triệu đến 10 triệu đồng;

    - Đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động: phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng;

    - Đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động: phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng;

    - Đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên: phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng.

     
    613 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #584660   30/05/2022

    banhquecute
    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Cần làm gì khi doanh nghiệp không trả trợ cấp thôi việc?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ để người lao động có thể có cách giải quyết, đảm bảo được quyền lợi của mình. Ngoài ra, trước khi yêu cầu người sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc thì người lao động cần chú ý chỉ trong trường hợp này thì người lao động mới nhận được trợ cấp thôi việc:

    1. Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên; và

    2. Chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các căn cứ sau:

    - Do hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp phải gia hạn cho người lao động là thành viên Ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng;

    - Hoàn thành công việc theo hợp đồng;

    - Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;

    - Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng theo bản án, quyết định của Toà án;

    - Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;

    - Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật;

    - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #584669   31/05/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Cần làm gì khi doanh nghiệp không trả trợ cấp thôi việc?

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin hữu ích và thiết thực này.

    Mặc dù quy định là vậy, nhưng mình thấy khá ít trường hợp người lao động chủ động bảo vệ quyền lợi của mình bằng các công cụ pháp lý. Có thể là ngại việc tốn kém chi phí, thời gian và thủ tục rườm rà mà đa phần các vụ tranh chấp được khởi kiện tại Tòa án thường là do người lao động muốn đòi khoản tiền trợ cấp thôi việc rất lớn như trong trường hợp nguyên đơn là người quản lý doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |