Cần biện pháp bảo vệ người tố cáo!

Chủ đề   RSS   
  • #460514 10/07/2017

    Cần biện pháp bảo vệ người tố cáo!

    Tố cáo là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp Việt Nam và là kênh đặc biệt quan trọng giúp cơ quan nhà nước tiếp cận thông tin, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

    Cụ thể quyền tố cáo của công dân được quy định Điều 6 Luật phòng chống tham nhũng 2005

    “Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng

    Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.”

    Tuy nhiên việc những người tố cáo, đưa sự việc ra ánh sáng thì chưa được bảo vệ một cách chính đáng trong khi đó người bị tố cáo thường là những người có chức vụ, quyền hạn hay thế lực trong xã hội, và người tố cáo ở vị trí yếu thế hơn, dẫn tới nguy cơ người tố cáo bị trù dập, trả thù.

    Theo một tâm sự Ông Lê Phước Cẩm, người đã vạch trần vụ phá rừng Khe Diên (Quảng Nam), tâm sự:

    “Tôi thấy mình quá đơn độc. Cầm bằng chứng tố giác lên chi bộ thôn, thôn im lặng; tố lên Đảng bộ xã, xã im lặng. Tố lên đến huyện thì huyện để tin rò rỉ. Thậm chí khi bị đe dọa trực tiếp đến tính mạng toàn gia đình, tôi cũng không nhận được sự bảo vệ trực tiếp nào từ chính quyền dù đã thông báo rõ…”

    Hiện này, mình thấy có một quy định bảo vệ người tố cáo ở  Điều 58 Nghị định 59/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tham nhũng

    Điều 58. Bảo vệ người tố cáo

    Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo vệ người tố cáo. Việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

    Tuy nhiên mình thấy quy định này chỉ là hình thức vì việc bảo vệ chẳng có và cũng không có văn bản hướng dẫn điều này, trên thực tế thì vấn đề bảo vệ không xảy ra, và người bị tố cáo bị thê thảm sau khi tố cáo, đó cũng là lý do mà rất ít ai dám tố cáo và việc tham nhũng thì cứ xảy ra mặc dù mọi người điều biết, vậy theo các bạn có nên có luật quy định các biện pháp bảo vệ cho nhóm đối tượng yếu này?

    Cập nhật bởi truongvandung1220 ngày 10/07/2017 05:52:30 CH
     
    9722 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn truongvandung1220 vì bài viết hữu ích
    anthuylaw (28/07/2017) hoailamsvl (21/07/2017) hongphuong1993 (19/07/2017) quytan2311 (19/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #460518   10/07/2017

    AiNguyen1995
    AiNguyen1995

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 56 lần


    Hi

    Mình thấy quy định này là cần thiết mặc dù chưa có quy định cụ thể lắm. Tuy nhiên, ở từng địa phương cũng đã có các văn bản chi tiết hóa quy định này.

    Cụ thể lấy ví dụ như Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định về quy chế bảo vệ và khen thưởng người phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng. Quyết định 39/2010/QĐ-UBND đã có quy định về đối tượng, quy trình cũng như hình thức bảo vệ người phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng (các điều 4, 6 và 7).

    Tương tự như Thành phố Hồ Chí Minh thì các địa phương khác cũng có các văn bản quy định về việc bảo vệ, khen thưởng người phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng. Mọi người có thể tham khảo các văn bản: Quyết định 65/2009/QĐ-UBND của tỉnh Đồng Nai, Quyết định 2344/QĐ-UBND năm 2011 của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Quyết định 33/2017/QĐ-UBND của tỉnh An Giang (sắp có hiệu lực).

     

    Nguyễn Như Ái

    email: nguyenai1995@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn AiNguyen1995 vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (11/07/2017) hoailamsvl (21/07/2017) phuonguyen2503 (16/08/2017)
  • #460625   11/07/2017

    AiNguyen1995 viết:

    Hi

    Mình thấy quy định này là cần thiết mặc dù chưa có quy định cụ thể lắm. Tuy nhiên, ở từng địa phương cũng đã có các văn bản chi tiết hóa quy định này.

    Cụ thể lấy ví dụ như Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định về quy chế bảo vệ và khen thưởng người phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng. Quyết định 39/2010/QĐ-UBND đã có quy định về đối tượng, quy trình cũng như hình thức bảo vệ người phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng (các điều 4, 6 và 7).

    Tương tự như Thành phố Hồ Chí Minh thì các địa phương khác cũng có các văn bản quy định về việc bảo vệ, khen thưởng người phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng. Mọi người có thể tham khảo các văn bản: Quyết định 65/2009/QĐ-UBND của tỉnh Đồng Nai, Quyết định 2344/QĐ-UBND năm 2011 của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Quyết định 33/2017/QĐ-UBND của tỉnh An Giang (sắp có hiệu lực).

     

    Mình đồng ý với bạn là đã có những văn bản quy định việc này, nhưng cách thực hiện để bảo vệ người tố cáo dường như chỉ là hình thức hoặc không bảo vệ, việc khen thưởng đem lại lợi ích không nhiều trong khi hậu quả đối với họ là rất lớn, ví dụ như những vụ tham nhũng hàng tỷ đồng, dính đến nhiều người mà việc bảo vệ như thế này thì khó mà ai dám đấu tranh.

     
    Báo quản trị |  
  • #461723   18/07/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Theo luật tố cao hiện hành thì việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện tại nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản của người cần được bảo vệ hoặc nơi có thẩm quyền quyết định. Ngoiaf người tố cáo thì người thân của người tố cáo cũng cần được bảo vệ khi có căn cứ người thâm đó bi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe và các yếu tố khác… Thời hạn bảo vệ là do cơ quan có thẩm quyền quyết định, tùy thuộc và tình hình thực tế của vụ việc, mức độ và tính chất của hành vi xâm phạm đến quyền là lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ

    Nhưng mình thấy tâm lý của người dân là rất ngại việc  tố cáo, bởi họ thấy sợ bị rước họa vào thân. Và việc tố cáo, đặc biệt là những tội phạm tham nhũng chưa được xử lý nghiêm nên gây mất niềm tin của người dân vào bộ máy chính quyền. Vì thường những người giải quyết việc tố cáo và người bị tố cáo là quan hệ cấp trên cấp dưới nên việc xử lý chưa được nghiêm chưa nói đến là có thể bao che cho nhau.

    Bện cạnh đó, pháp luật có quy định về việc bảo vệ người tố cáo và người thân của người tố cáo. Nhưng trên thực tế việc bảo mật thông tin về người tố cáo là không dễ thực hiện, vì quá trình giả quyết tố cáo trải qua rất nhiều quá trình nên bảo mật thông tin là không dễ thực hiện, chưa kể tâm lý của những người bị tố cáo là luôn muốn biết người tố cáo mình là ai.

    Vậy nên để pháp huy được tinh thần đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung và tố cáo nói riêng thì chế định của pháp luật về việc bảo mật thông tin của người tố cáo phải được quy định chặt chẽ hơn, và việc bảo vệ người tố cáo không chỉ phải diễn ra trong quá trình tố cáo mà còn phải được xem xét sau cả sau quá trình giả quyết tố cáo.

     
    Báo quản trị |  
  • #461727   19/07/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Mọi người nếu không thật sự cần thiết và cấp bách cũng không ai có nhu cầu tố cáo vì sợ mang họa vào thân. Có nhiều thế lực khủng khiếp phía sau thì nếu cho dù bạn có thấy họ làm sai rành rành ra đó cũng khó lòng mà lên tiếng, chỉ điểm. Còn việc bảo vệ người tố cáo sau khi tố cáo còn khó thực hiện hơn nữa, đâu ai có thể theo dõi người tố cáo 24/24 được, nói chung là mọi biện pháp đều không khả thi

     
    Báo quản trị |  
  • #461731   19/07/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Mình thấy rằng quy định này rất hợp lý bởi lẽ hiện nay công tác phòng, chống tham nhũng, tệ nạn xã hội,... thì nhân dân là một phần tử chủ chốt trong công việc này. Khi phát hiện sai phạm thì công dân có quyền tố cáo người vi phạm, tuy nhiên vì một vài lý do như sợ bị đe dọa đánh đập, giết chết, trù dập thì công dân không dám lên tiếng, có khi lên tiếng rồi không có sự bảo vệ từ ai thì coi như xong. Vậy nên việc bảo vệ người tố cáo rất cần thiết trong công tác này, tạo sự an tâm và niềm tin của công dân vào Nhà nước, chính quyền trong việc đảm bảo an ninh, an toàn tính mạng, thân thể cho người tố cáo.

     
    Báo quản trị |  
  • #461732   19/07/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Chào chủ thớt, nếu nhìn ở một góc độ khác (lý thuyết thôi):

    Nếu mỗi công dân đều tích cực lên án, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật, gây hại cho xã hội thì chắc chắn là tội phạm sẽ không lộng hành được.

    Tương tự như trường hợp cả làng đánh 01 tên trộm chó, pháp luật khó có thể truy cứu tội cả tập thể. Hãy thử hình dung 01 ngôi làng cùng đoàn kết tố cáo, bài trừ 01 băng đảng hoạt động trong làng, liệu chúng có dễ dàng trả thù???

    Tuy nhiên, trước thực tế phũ phàng thì ta nên: "tự bảo vệ bản thân trước khi xã hội bảo vệ"

    Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 19/07/2017 08:11:23 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #461733   19/07/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Hiện tại, pháp luật cũng đã có những quy định liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tố cáo nhằm tránh việc ân oán thù cá nhân và có thể trả thù đối với người đã tố cáo. Tuy nhiên, cần đảm bảo cho các quy định bảo vệ có hiệu quả thực thi trên thực tế để bảo vệ quyền lợi cho người tố cáo

     
    Báo quản trị |  
  • #461758   19/07/2017

    phapluatkinhte31
    phapluatkinhte31

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2008
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi thấy ở một số nước có chương trình bảo vệ nhân chứng (quy định, kinh phí, đội ngũ) để người tố cáo và thân nhân người tố cáo không bị trả thù. Nếu nước ta có chương trình này thì sẽ có rất nhiều đại án được đưa ra xét xử. 

     
    Báo quản trị |  
  • #461780   19/07/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Mình cũng có đọc tin tức về vấn đề này. Thật sự quy định về vấn đề bảo vệ an toàn cho người tố cáo đã có nhưng làm sao có thể bảo vệ họ 24/24 và thời gian họ có thể nhận được là bao lâu. Quy định nước ta về vấn đề này thật sự còn rất hạn chế.

     
    Báo quản trị |  
  • #461806   19/07/2017

    Mình cũng đồng tình với việc có quy định dành riêng để bảo vệ cho nguời tố cáo có thế thì đất nước mới bớt tham nhũng, xã hội mới ngày càng trong sạch được. Chứ nếu cứ đi tố cáo xong không được gỉai quyết thỏa đáng còn bị hành hung đủ kiểu nữa thì sẽ gây ra tâm lý e sợ cho nguời đi tố cáo.

     
    Báo quản trị |  
  • #461826   19/07/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Chính vì không thể đảm bảo an toàn cho người tố cáo nên dẫn đến việc người dân e ngại tố cáo mặc dù biết rõ vì sợ bị trả thù, gây khó dễ. Và cũng chính vì vậy mà ngày càng nhiều những vụ việc sai phạm lỗ liễu nhưng không thể xử lý vì không ai dũng cảm đứng lên tố cáo. 

     
    Báo quản trị |  
  • #461935   20/07/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    MÌnh nghĩ để Luật tố cáo đi vào thực tiễn cuộc sống thì chế định bảo người tố cáo phải được coi trọng hơn cả, trong đó việc bảo mật thông tin người tố cảo phải được đặt lên hàng đầu, nõ vừ ít tốn kém so với biện pháp như huy động lực lượng công an, biện pháp huy động lực lượng công an chỉ bảo vệ tức thời, không bảo vệ người tố váo suốt đời được, nhưng nếu làm tốt công tác bảo mật thông tin người tố cáo, thì có thể làm tốt được điều đó.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Trantranglong vì bài viết hữu ích
    hongphuong1993 (21/07/2017)
  • #462015   21/07/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Trantranglong viết:

    MÌnh nghĩ để Luật tố cáo đi vào thực tiễn cuộc sống thì chế định bảo người tố cáo phải được coi trọng hơn cả, trong đó việc bảo mật thông tin người tố cảo phải được đặt lên hàng đầu, nõ vừ ít tốn kém so với biện pháp như huy động lực lượng công an, biện pháp huy động lực lượng công an chỉ bảo vệ tức thời, không bảo vệ người tố váo suốt đời được, nhưng nếu làm tốt công tác bảo mật thông tin người tố cáo, thì có thể làm tốt được điều đó.

    Mình đồng ý với ý kiến của bạn. Trước khi kêu gọi công dân thực hiện trách nhiệm và quyền tố cáo thì nên hoàn thiện chế định bảo vệ họ. Chứ cứ kêu gọi mà tính mạng, sức khỏe của họ và những người thân của họ không đảm bảo được ai sẽ tố cáo chứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #462642   27/07/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Mặt dù pháp luật đã quy định về việc bảo vệ người tố cáo nhưng thực trạng hiện nay chúng ta có thể thấy rằng người dân của chúng ta vẫn còn rất e dè khi thực hiện quyền tố cáo của mình, bởi vì họ sợ rằng khi họ tố cáo thì thông tin của họ bị công khai, phải thực hiện nhiều thủ tục liên qua. Như vậy, họ cảm thấy phiền phức và cảm thấy không được an toàn khi thực hiện quyền tố cáo của mình. Đây là lý do mà tội phạm đặc biệt là những tội phạm nguy hiểm như tham nhũng vẫn còn hiển nhiên tồn tại trong xã hội. Chúng ta phải tạo ra một cơ chế cho người tố cáo cảm thấy an toàn và họ cảm thấy rằng họ cần tố cảo vì chính họ, vì chính đất nước này.

     
    Báo quản trị |  
  • #462679   27/07/2017

    Dungtran_95
    Dungtran_95
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3681
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 71 lần


    Quy định là vậy nhưng thực tế người dân vẫn còn khá e dè trong việc tố cáo, mặc dù biết có hành vi phạm tội nhưng vì sợ rước họa vào thân, mang tư thù cá nhân mà họ đành nhắm mắt làm ngơ. Tuy nhiên, nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa những biện pháp bảo vệ người tố cáo và chống lại những hành vi phạm tội.

    Cập nhật bởi Dungtran_95 ngày 27/07/2017 05:04:52 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #462726   27/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    Mình nghĩ cần có những quy định mang tính chất thiết thực hơn, chứ quy định chung chung như vậy thật sự không đem lại hiệu quả, bảo vệ là bảo vệ như thế nào, cơ quan nào, cụ thể ra sao, quy định khá lỏng lẻo không thực sự bảo vệ được người tố cáo, làm hạn chê những người có trách nhiệm thực hiện công tác tố cáo khi họ dễ dàng bị gây hấn, trả thù.

     
    Báo quản trị |  
  • #462733   28/07/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mình nghĩ là nên có quy định để bảo vệ tốt cho người làm chứng, hiện nay mình nhớ không lầm là đã có quy định tuy nhiên chưa được phổ biến cụ thể. Người làm chứng thường có tâm lý lo sợ bị trả thù do đó họ không dám ra làm chứng hoặc không thực hiện nghĩa vụ khi có yêu cầu

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #462782   28/07/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Mình thấy bảo vệ thì bảo vệ chứ cũng không thể đảm bảo an toàn cho người tố cáo một cách tuyệt đối được, nguy hiểm vẫn có thể xảy ra. Nhưng dù sao, có quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo cụ thể thì vẫn tốt hơn là không có.

     
    Báo quản trị |  
  • #462821   28/07/2017

    phamquan2017
    phamquan2017
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 2308
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 47 lần


    Nhưng thực tế có bao nhiêu vụ được tố cáo. Là do người dân chưa dám mạnh dạng trong việc tố cáo vì họ sơ bị trả thù nên họ đành im lặng bỏ qua. Dù biết rất rõ là đã có quy định và cơ chế bảo vệ người tố cáo.:(

     
    Báo quản trị |  
  • #464106   09/08/2017

    Các cụ ta co câu "Được vạ thì má sưng" Trong các vụ việc người tố cáo bị hành hung, bị đe dọa, phần nhiều là do thông tin cá nhân của họ không được giữ bí mật, để người bị tố cáo biết và sự vào cuộc chậm trễ, thậm chí là có dấu hiệu lơ là, tắc trách từ phía chính quyền địa phương. Một số nơi “giao khoán” việc bảo vệ tính mạng, tài sản của người tố cáo cho công an. Sự chồng chéo về trách nhiệm của các cơ quan cũng là nguyên nhân làm cho việc bảo vệ người tố cáo không được thực thi hiệu quả. Nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra, người dân sẽ không dám đứng ra tố cáo, ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó các vụ việc bị tố cáo bị các cơ quan chức năng che giấu dẫn đến người dân không có mặn mà với việc tố cáo hành vi phạm pháp nữa.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    haianh1648 (08/09/2017)