Bổ sung tên cha dượng vào giấy khai sinh cho con được không?

Chủ đề   RSS   
  • #613098 21/06/2024

    phngthao94

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/05/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bổ sung tên cha dượng vào giấy khai sinh cho con được không?

    Nội dung đăng ký khai sinh phải có những thông tin nào? Bổ sung tên cha dượng vào giấy khai sinh cho con được không? Thủ tục bổ sung tên cha dượng vào giấy khai sinh?

    1. Nội dung đăng ký giấy khai sinh phải có những thông tin nào?

    Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch 2014 quy định về những nội dung trên Giấy khai sinh bao gồm:

    + Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

    + Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

    + Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

    Thêm vào đó, cũng tại Điều 6 Nghị đinh 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch:

    (1) Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

    (2) Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

    (3) Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

    Như vậy, dựa vào các quy định trên, giấy khai sinh có thể hiểu là loại giấy tờ pháp lý của mỗi cá nhân, trên giấy khai sinh phải thể hiện những thông tin cơ bản như tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, họ và tên của cha, họ và tên của mẹ,... 

    2.  Bổ sung tên cha dượng vào giấy khai sinh cho con có được không?

    Theo khoản 2 điều 26 Luật hộ tịch 2014 quy định về thay đổi phạm vi hộ tịch có bao gồm trường hợp: Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật con nuôi..

    Như vậy, để thay đổi thông tin trên giấy khai sinh của con, cha dượng cần phải làm thủ tục nhận con nuôi theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 5  Luật con nuôi 2010. Cụ thể như sau: 

    - Về thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế: cha dượng thuộc hàng ưu tiên thứ nhất trong việc lựa chọn gia đình thay thế được quy định lần lượt là cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.

    - Cha dượng đủ điều kiện nhận con nuôi phải thỏa mãn các điều kiện tại Điều 14 Luật con nuôi 2010 bao gồm: 

    (1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    (2) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

    (3) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

    (4)  Có tư cách đạo đức tốt. 

    Thêm vào đó, tại điều 9 Luật con nuôi 2010, việc đăng ký con nuôi thuộc thẩm quyền các cơ quan:

    - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước;

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;

    - Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

    Tóm lại, việc bổ sung tên cha dượng vào giấy khai sinh cho con được pháp luật cho phép và bảo vệ. Tuy nhiên, phải làm thủ tục nhận nuôi con nuôi và phải thỏa mãn các điều kiện pháp luật quy định như trên.

    3. Thủ tục bổ sung tên cha dượng vào giấy khai sinh? 

    Theo điều 25 và điều 26 Nghị đinh 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch, việc làm lại giấy khai sinh được thực hiện như sau:

    - Về hồ sơ làm lại giấy khai sinh gồm:

    + Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

    + Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;

    + Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định trên phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

    - Về thẩm quyền đăng ký lại khai sinh:  Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh.

    Như vậy, để bổ sung tên cha dượng vào giấy khai sinh cho con hợp lệ, người cha phải cần phải làm thủ tục nhận con nuôi để pháp luật công nhận mối quan hệ cha con. Đồng thời, chuẩn bị những hồ sơ như trên và đăng ký lại giấy khai sinh cho con tại  Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh.

     
    563 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận