Biển số xe, số CMND, số ĐTDĐ…đều là tài sản công?

Chủ đề   RSS   
  • #462631 27/07/2017

    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    Biển số xe, số CMND, số ĐTDĐ…đều là tài sản công?

    Vấn đề này đã được làm rõ tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, thay thế Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008.

    Cụ thể, tài sản được xem là tài sản công khi thuộc một trong các loại sau đây:

    1. Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, trừ tài sản quy định tại khoản 4 Điều này (sau đây gọi là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị);

    2. Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình kết cấu hạ tầng xã hội và vùng đất, vùng nước, vùng biển gắn với công trình kết cấu hạ tầng, bao gồm: hạ tầng giao thông, hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng đô thị, hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, hạ tầng thương mại, hạ tầng thông tin, hạ tầng giáo dục và đào tạo, hạ tầng khoa học và công nghệ, hạ tầng y tế, hạ tầng văn hóa, hạ tầng thể thao, hạ tầng du lịch và hạ tầng khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản kết cấu hạ tầng);

    3. Tài sản công tại doanh nghiệp;

    4. Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;

    5. Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật bao gồm: tài sản bị tịch thu; tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế và tài sản khác thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự; tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước; tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động; tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án;

    6. Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và dự trữ ngoại hối nhà nước;

    7. Đất đai; tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước, tài nguyên Internet, phổ tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và các tài nguyên khác do Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, không chỉ số điện thoại di động mà số thẻ căn cước công dân, số thẻ CMND, số nhà, hay biển số xe (không phân biệt đó là biển số xe đẹp hay không)…đều là tài sản công nhé các bạn!

     
    6414 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #462906   29/07/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Có một sự hiểu nhầm không hề nhẹ ở đây. "Kho số viễn thông" và "số điện thoại" là hai thứ khác nhau.

    "Kho số viễn thông" có thể diễn giải là cái kho chứa các số, tức là những số điện thoại chưa được cấp cho ai. Đây đúng là tài sản công, những ai được giao quản lý kho số cần có biện pháp quản lý chúng một cách có lợi nhất cho nhà nước. Ví dụ về cách quản lý có thể là đưa ra đấu giá số đẹp, hoặc đặt ra mức tiền cho mỗi kiểu số mà các nhà mạng đã và đang làm hiện nay. Những số không còn dùng tới (sau vài tháng không phát sinh cước) thì được thu hồi lại để "tái sử dụng".

    "Số điện thoại" là từng số ở trong "kho số", hoặc là đã được cấp cho ai đó rồi. Những số đã cấp cho người sử dụng rồi thì trở thành tài sản thuộc sở hữu của chủ thuê bao. Nhà nước không thể nào viện lý do "tài sản công" để rồi đùng một cái thu hồi những số đẹp mà chủ thuê bao đã trả hàng triệu hay hàng tỷ đồng.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    trang_u (29/07/2017) songhongtatx (29/07/2017)
  • #462929   29/07/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Theo mình thì ý kiến của bạn ntdieu không đúng lắm, cái không đúng là ở chỗ "...kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước....",  Nếu không phải là tài sản công thì tại sao nhà nước lại bắt buộc người sử dụng điện thoại di động đăng ký thuê bao chính tên mình => mục đích là để quản lý hay là để xác lập quyền sở hữu? Nếu là quyền sở hữu thì chỉ cần cái tên là đủ, cùng lắm là năm sinh, thay vì yêu cầu nhập các thông tin khác nữa. 

     
    Báo quản trị |  
  • #462944   29/07/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Đọc đi đọc lại mà chưa hiểu trang_u muốn nói "ý kiến của bạn ntdieu không đúng lắm" là không đúng chỗ nào ?

     
    Báo quản trị |  
  • #462951   29/07/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Ý của bạn ntdieu là số điện thoại trong cái kho số viễn thông, khi chưa cấp cho ai thì nó là tài sản công, còn đã cấp rồi thì đó thuộc sở hữu của chủ thuê bao đó, nhưng theo quan điểm của mình thì không phải vậy, dù chưa hay đã được cấp cho ai đó thì nó đều là tài sản công. Chấm hết. 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    ntdieu (29/07/2017) chiakinguyen (01/08/2017)
  • #463050   30/07/2017

    Kho số ĐTDĐ là tài sản của nhà nước tác giả căn cứ vào đoạn "kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước" theo tôi tác giả đang hiểu nhầm về câu trên, Kho số viễn thông gồm nhiều loại kho số liên quan đến viễn thông khác nhau. Số điện thoại là kho số do các nhà mạng viễn thông quản lý (các nhà mạng không phải là của nhà nước) và nó không số điện thoại di động không phải phục vụ quản lý nhà nước. Vì vậy không thể nói kho điện thoại là tài sản của nhà nước được.

    >> Giang Nguyễn Văn<<

    sđt: 0944722520

     
    Báo quản trị |  
  • #463381   01/08/2017

    chiakinguyen
    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    Chào các bạn, chỗ kho số viễn thông mình không đồng nhất với số điện thoại di động, mà mình muốn nói đến cái chỗ "kho số khác phục vụ quản lý nhà nước" => Thực tế gần đây có các quy định bắt buộc chủ thuê bao phải chụp hình hoặc kê khai các thông tin...thì mục đích là gì? có phải là quản lý thông tin của công dân không?  

     
    Báo quản trị |  
  • #463418   01/08/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    chiakinguyen ơi, ở bài đầu tiên bạn kết luận như thế này nè.

    chiakinguyen viết:

    ...Như vậy, không chỉ số điện thoại di động mà số thẻ căn cước công dân, số thẻ CMND, số nhà, hay biển số xe (không phân biệt đó là biển số xe đẹp hay không)…đều là tài sản công nhé các bạn!

     
    Báo quản trị |