Bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên Đán sao cho đúng luật?

Chủ đề   RSS   
  • #512503 20/01/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên Đán sao cho đúng luật?


    Để hòa vào không khí vui xuân đón Tết Nguyên Đán một cách hân hoan, trọn vẹn và vui tươi nhất cho người dân, thường thì tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ tiến hành tổ chức các điểm bắn pháo hoa vào thời khắc giao thừa thiêng liêng. Hẳn đây được xem là một trong những sự kiện được mong chờ nhất vào mỗi dịp năm mới, đánh dấu thời khắc chuyển giao tạm biệt năm cũ đã qua và đón chào năm mới với bao ước nguyện mới.

    Tuy nhiên, không hẳn ai cũng hiểu hay nắm rõ được các quy định về việc tổ chức bắn pháo hoa như thế nào thì mới được xem là đúng luật, là hợp pháp.

    Sau đây, mình xin điểm qua một số quy định về việc tổ chức bắn pháo hoa mà cơ quan, tổ chức đứng ra tiến hành phải tuân thủ.

     

    Các loại pháo được sử dụng

    Nội dung này được quy định tại Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo, bao gồm:

    + Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

    + Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.

    + Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.

     

    Tổ chức bắn pháo hoa

    Việc tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên Đán phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

    Thời lượng bắn:

    + Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút ở Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên Huế;

    + Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút ở các tỉnh còn lại;

    Thời điểm bắn:  vào lúc giao thừa.

    - Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa

    Nội dung này được quy định tại Điều 8 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo, theo đó thì việc tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa dịp Tết Nguyên Đán sẽ do các tổ chức, địa phương tổ chức thực hiện theo quy định; tức thường thì chính Ủy ban nhân dân của Tỉnh hay Thành phố sẽ là cơ quan quyết định việc tiến hành tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết này.

     

    XỬ LÝ VI PHẠM RA SAO?

    Xử phạt hành chính

    Hành vi sử dụng các loại pháp không được phép sẽ bị xử phạt quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, hành vi vi phạm này sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng:

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;

    b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.


    Xử lý hình sự

    Ngoài ra, hành vi vi phạm pháp luật về việc sử dụng trái phép pháp mà tiến hành đốt pháo ở nơi công cộng, nơi tập trung đông người, đốt pháp nổ ném ra đường, ném vào người khác; đốt pháo gây thiệt hại sức khỏe, tài sản của người khác.... thì còn có thể bị xử lý theo Tội Gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS 2015):

    Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

    1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

    c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

    d) Xúi giục người khác gây rối;

    đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng

    e) Tái phạm nguy hiểm.

     

     
    4181 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận