$0
$0Tôi đã nhiều lần khai hải quan đối với hàng nhập khẩu tại chi cục Hải quan KCX Tân Thuận và chi cục Hải Quan Bến Nghé! Xin luật sư cho hỏi việc áp giá tính thuế XNK của Hải Quan như sau có đúng không? Trong tháng 11 công ty tôi có nhập khẩu một lô hàng của một công ty Đài Loan có văn phòng đại diện tại Việt Nam (Công ty tôi và công ty đó không có mối quan hệ đặc biệt nào dẫn đến việc ảnh hưởng đến giá trị giao dịch của lô hàng). Giá trên hợp đồng và hoá đơn thương mại là 625 USD/tấn. Khi tôi đi khai báo Hải Quan thì họ không đồng ý với 625USD/tấn để khai báo thuế, lý do Hải quan cho rằng giá đó thấp hơn giá của một lô hàng khai Hải quan gần trước đó (đơn vị nhập khẩu cũng mua cùng loại hàng và đơn vị XK giống công ty tôi). Sau đó Hải Quan đã ra một thông báo kèm một quyết định áp giá tính thuế NK cho công ty tôi là 670USD/tấn. Tôi đã tìm đọc văn bản PL thì thấy nghị đinh 40/2007 của chính phủ có đề cập đến vấn đề xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá XNK. Tại mục 2 điều 4 chương 1 có quy định "2. Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định theo các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Nghị định này, bằng cách áp dụng tuần tự từng phương pháp và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế." Và điều 7 chương 2 "Điều 7. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu$0
$01. Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu là trị giá giao dịch.$0
$0Trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá được bán để xuất khẩu tới Việt Nam, sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.$0
$0Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán được xác định bằng tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, bao gồm các khoản sau đây:$0
$0a) Giá mua ghi trên hoá đơn thương mại. Trường hợp giá mua ghi trên hoá đơn thương mại có bao gồm các khoản giảm giá cho lô hàng nhập khẩu phù hợp thông lệ thương mại quốc tế, thì các khoản này được trừ ra để xác định trị giá tính thuế.$0
$0Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể việc khấu trừ khoản giảm giá này ra khỏi trị giá tính thuế.$0
$0b) Các khoản tiền người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn thương mại, bao gồm:$0
$0- Tiền trả trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, bảo hiểm hàng hoá;$0
$0- Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như: khoản tiền người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách bù trừ nợ. $0
$02. Điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch:$0
$0a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu, ngoại trừ các hạn chế sau:$0
$0- Hạn chế về việc mua bán, sử dụng hàng hoá theo quy định của pháp luật Việt Nam;$0
$0- Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa sau khi nhập khẩu;$0
$0- Những hạn chế khác nhưng không làm ảnh hưởng đến trị giá của hàng hoá.$0
$0b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không thể xác định được trị giá của hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế;$0
$0c) Sau khi bán lại hàng hoá, người nhập khẩu không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá mang lại, không kể các khoản điều chỉnh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Nghị định này;$0
$0d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.$0
$03. Chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.$0
$0a) Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ cho rằng mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho người khai hải quan biết căn cứ đó.$0
$0b) Cơ quan hải quan tạo điều kiện để người khai hải quan cung cấp thêm thông tin nhằm làm rõ mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch. Nếu quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan mà người khai hải quan không cung cấp thêm thông tin thì cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định này.$0
$0c) Mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán được coi là không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch khi thoả mãn một trong hai điều kiện sau:$0
$0- Kết quả kiểm tra giao dịch mua bán hàng nhập khẩu cho thấy giao dịch mua bán đó được tiến hành như với những người mua không có quan hệ đặc biệt và mối quan hệ đặc biệt đã không ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá; $0
$0- Trị giá giao dịch xấp xỉ với một trong những trị giá dưới đây của lô hàng được xuất khẩu đến Việt Nam trong cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế:$0
$0+ Trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được bán cho người nhập khẩu khác không có mối quan hệ đặc biệt với người xuất khẩu (người bán);$0
$0+ Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;$0
$0+ Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo quy định tại Điều 11 Nghị định này." Theo tôi hiểu thì Hải Quan sẽ phải dừng lại ngay tại phương pháp đầu tiên khi xác định được giá trị giao dịch khi đã xác định được trị giá hàng hoá dựa trên hợp đồng và hoá đơn thương mại và giữa người mua và người bán không có quan hệ đặc biệt nào làm ảnh hưởng đến trị giá giao dich của hàng hoá. Như vậy việc ra quyết định áp giá tính thuế lô hàng đó lên 670USD/tấn là sai quy định? Xin luật sư giải đáp giùm!$0
$0