Phân tích như sau, bổ sung thêm các ý của các bạn ở trên:
Giả thiết hung thủ bắn qua cửa là điều không thể, vì nếu bắn như vậy sẽ để lại dấu đạn nếu đó là cửa gỗ hoặc tạo ra tiếng vỡ nếu đó là cửa kính (trừ trường hợp cái cửa ra vào có một cửa sổ hổng thoát khí ở trên – đối với trường hợp này chúng ta có thể nghĩ tới kẻ ám sát nằm bên ngoài)
Giả thiết sếp tự tử bằng cách bóp cò khi đèn tắt, dĩ nhiên súng phải ở trên tay sếp
Giả thiết người đó đứng dậy tắt đèn rồi bắn, điều này khá phi lý vì 10 người ngồi vào bàn, một người đứng dậy tắt đèn thì mọi người đều biết.
Trong phòng chỉ có 10 người, hung thủ nằm trong 9 người còn lại.
Loại bỏ vấn đề bắn hên xui, nếu bắn hên xui rồi trúng trán sếp thì ở đây chúng ta không còn gì để bàn nữa
Trong lúc đèn tắt, không một ai có thể bắn vào chính giữa trán một cách chính xác nếu không có thiết bị hỗ trợ. Khi bước vào cuộc họp không có đề cập vấn đề này.
Chúng ta có các ý cần làm sáng tỏ như sau:
- Vậy thì hung thủ có bao nhiêu người trong 9 người ngồi ở đó?
- Sếp thật sự đã chết lúc nào?
- Tiếng “đùng” có phải thật sự là tiếng súng nổ không?
Qua các giả thiết và các ý cần làm sáng tỏ đó, tôi đưa đến các kết luận như sau:
- Kết luận 1: Sếp đã chết từ trước. Viên đạn đã cắm vào đầu và được hoá trang như đang ngủ. Trong đề không đề cập lúc mọi người vào sếp đang làm gì. Sau khi đèn tắt, tiếng nổ được tạo ra từ một vật khác, không phải là khẩu súng gây án. Người ngồi cạnh sếp sẽ tháo bộ hoá trang ra làm lộ viên đạn, đèn sáng.
- Kết luận 2: Đèn tắt, người ngồi bên cạnh sếp dí súng vào giữa trán và bóp cò.
- Kết luận 3: Đề không hề nói đến vấn đề sếp ngồi cùng bàn hay cùng phòng với 10 người, chỉ biết sếp ngồi đối diện với cửa ra vào, đùng, và sếp chết! Cái này thì chắc không thể đoán ai là hung thủ. Mà có đoán thì chỉ có thể đoán hung thủ là đối tượng tên A, sống tại thành phố X, tỉnh Y. Giết sếp vì mối thâm thù!