Thừa kế chưa phân chia

Chủ đề   RSS   
  • #83960 19/02/2011

    ndduy13

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:19/02/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thừa kế chưa phân chia

    Tôi nhờ các luật sư tư vấn cho tôi vấn đề sau:

      Ông bà nội tôi có 02 người con. Ba tôi và cô tôi. Ba tôi có 02 người con:tôi và em gái tôi (sống cùng ông bà). Cô tôi có chồng và 02 người con và ở riêng. Đất đứng tên ông bà và năm 2005 ba tôi xây nhà trên đất ông bà và gia đình sống chung trên nhà ấy (trên giấy tờ tài sản trên đất trong giấy CNQSDD vẫn do ông bà tôi đứng tên).

    Bà nội tôi qua đời năm 2008 và ông nội tôi qua đời năm 2010 và không để lại di chúc. Vậy 02 người được hưởng thừa kế là ba tôi và cô tôi. Tuy nhiên do tài sản quá lớn, cô tôi không muốn cho tài sản trên cho ba tôi, còn chia tài sản thì bà sợ mang tiếng là tham lam nên lập lờ việc phân chia tài sản trên. Ý đồ bà khi hàng thừa kế thứ nhất là bà (chồng) và ba tôi (mẹ tôi) mất đi thì hàng thừa kế thứ 2 là tôi, em tôi và các con bà đều thừa hưởng như nhau.

      Ba tôi nhu nhược không dám nói để phân chia tài sản rạch ròi, nên đến giờ giấy CNQSDĐ vẫn mang tên người đã mất là ông bà nội tôi.

      Tôi và em tôi muốn tài sản phân chia rạch ròi ngay từ bây giờ (giữa ba tôi và cô tôi) vì theo tôi được biết nếu không có tranh chấp trong vòng 10 năm thì tài sản trên sẽ thành tài sản chung, tòa sẽ không xét xử theo quyền thừa kế mà sẽ là phân chia tài sản chung. Điều đó bất lợi cho gia đình tôi vì gia đình tôi đã bỏ không biết bao nhiêu tiền của để xây nhà trên

       Vậy tôi muốn nhờ luật sư giúp đỡ, xem xét hàng lang pháp lý có điều luật gì để pháp luật can thiệp phân chia ngay tài sản trên ngay không? Tài sản quá lớn mà không phân chia thì quá lãng phí, và anh em tôi đến khi nào mới được thừa hưởng tài sản trên từ ba tôi, nếu như có giải tỏa trên khu đất ấy thì quá thiệt thòi cho gia đình tôi.

      Kính mong sự giúp đỡ của quý luật sư!

     
    6321 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #84168   21/02/2011

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần


    Chào anh,

    Trong trường hợp này, nếu cô của anh không muốn khai nhận và phân chia di sản thừa kế thì ba của anh có thể khởi kiện tại tòa án cấp quận/ huyện nơi có bất động sản để yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Trong quá trình tố tụng, ba của anh có thể đưa ra các hóa đơn chứng từ về việc mình đã bỏ tiền ra xây nhà để tòa án xem xét khía cạnh này.

    Sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật, ba của anh chỉ cần mang bản án đó đến văn phòng đăng ký nhà đất để làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, không cần ý kiến của cô của anh.

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #84930   24/02/2011

    hongthao2112_law
    hongthao2112_law

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    Chào ndduy13!

    Trong trường hợp của bạn, về vấn đề chia thừa kế cho ba và cô bạn thì ba bạn có thể khởi kiện ra tòa án và không cần có ý kiến của cô bạn. Vì đây là vấn đề liên quan đến quyền lợi của ba bạn và gia đình bạn nên ba bạn và gia đình nên suy nghĩ và đưa ra quyết định sớm để không ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình bạn sau này.

    Theo như bạn trình bày thì hàng thừa kế thứ nhất chỉ có ba bạn và cô bạn (Điều 676, Bộ Luật Dân Sự 2005).Tại thời điểm 2008, bà nội bạn mất không để lại di chúc, do đó phần di sản của bà nội bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật cho những người  thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: ba bạn và cô bạn.

    Năm 2010, ông nội bạn qua đời cũng không để lại di chúc nên phần di sản do ông bạn để lại cũng sẽ được chia theo pháp luật cho ba bạn và cô bạn. Ba bạn và cô bạn phải thực hiện nghĩa vụ về tài chính do ông bà bạn để lại (nếu có) theo thứ tự ưu tiên đã được quy định cụ thể.

    Bạn cần lưu ý về thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với phần bà nội bạn để lại là 10 năm tính từ thời điểm bà bạn mất (2008); đối với phần ông nội bạn để lại thì thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là 10 năm tính từ thời điểm ông bạn mất (2010). Nếu quá thời hiệu mà không tiến hành yêu cầu chia thừa kế thì ba bạn và cô bạn sẽ mất quyền khởi kiện yêu cầu chia thừa kế.

    Khi giải quyết, tòa chỉ phân chia theo yêu cầu của các bên đương sự đối với phần di sản còn thời hiệu khởi kiện, phần di sản hết thời hiệu thì không “đụng” tới.

    Chúc bạn và gia đình gặp may mắn!

     
    Báo quản trị |  
  • #85008   24/02/2011

    lj3gjrl
    lj3gjrl

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn

    Tôi có cách giúp bạn chưa cần chia luôn mà không sợ vấn đề về hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế. Bạn và cả gia đình (bố bạn và dì) lập 1 văn bản thỏa thuận phân chia di sản của ông bà bạn. Trong đó có thỏa thuận về phân chia; quản lý; thời điểm chia di sản. Như vậy bạn không còn phải lo vấn đề kia.

    Chúc bạn thành công.
    Thân!!!

    nguyenhuongmanh@gmail.com

    sdt: 0986.739.919.

    Văn phòn luật sư Đức Tín. 73-nguyễn lương Bằng-Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #87718   11/03/2011

    hoadainhan1
    hoadainhan1
    Top 150
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2011
    Tổng số bài viết (586)
    Số điểm: 3773
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 190 lần


    Chào bạn Duy thân mến,

    Tôi vưà đọc nội dung câu hỏi của bạn. việc này rất dễ bạn ạ.

    Bạn muốn rạch ròi về quyền sử dụng của gia đình mình, điều đầu tiên là bạn phải thiết phục cha mình yêu cầu tòa án giải quyết chia số di sản này đi, chứ nếu không thì sau này rắc rối lắm. điều thứ hai, khi bạn muốn khởi kiện thì bạn cần phải có luật sư hướng dẫn giúp đỡ để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bạn, đừng làm một mình dễ bị thiệt thòi lắm đấy.

    Khi cần bạn có thể liên lạc Luật sư sẵn sàng nhận vụ này để giúp đỡ cho bạn,
    Thân ái.

    Luật sư Nguyễn Hòa, thuộc Văn phòng luật sư NGUYỄN HÒA. ĐT 0903376602

    Địa chỉ: 276 đường Lê Duẩn, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định

    Điện thoại : 0903376602

    Email: luatsuhoa@yahoo.com.vn

    Luật sư sẽ sẵn sàng trực tiếp nhận hồ sơ vụ việc để trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Hân hạnh được phục vụ hài lòng quý khách.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

Email: an@vcalaw.com | Website: www.vcalaw.com

Điện thoại: 0902 255 896