Chào bạn!
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hai bên không tự thương lượng được hoặc một bên từ chối thương lượng thì một hoặc hai bên có quyền đưa vụ tranh chấp ra hòa giải tại cơ sở. Chỉ khi hòa giải tại cơ sở không thành (hoặc sự việc không được chủ thể có thẩm quyền hòa giải tiến hành hòa giải trong thời hạn quy định) thì các bên tranh chấp mới có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án thụ lý giải quyết, trừ một số tranh chấp lao động cá nhân được quy định tại khoản 2 Điều 166 Bộ luật lao động (BLLĐ).
Thẩm quyền hòa giải các tranh chấp lao động tại cơ sở thuộc về Hội đồng hoà giải lao động cơ sở (Hội đồng hòa giải) hoặc Hoà giải viên lao động cấp huyện (Hòa giải viên). Điều đó tuỳ thuộc quan hệ pháp luật có tranh chấp và việc ở doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở hay không.
Hội đồng hòa giải được thành lập trong những doanh nghiệp có công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời gồm số đại diện ngang nhau của bên người lao động và bên người sử dụng lao động (khoản 1 Điều 163 BLLĐ). Hội đồng hòa giải có nhiệm vụ “giải quyết tất cả các vụ tranh chấp lao động tập thể và tranh chấp lao động cá nhân (kể cả các tranh chấp về sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại khi đương sự yêu cầu) xảy ra tại doanh nghiệp” (điểm 1 mục III Thông tư 10/LĐTBXH – TT ngày 25/3/1997 của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội hướng dẫn việc tổ chức, hoạt động của Hội đồng hòa giải cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan lao động quận, huyện, thành phố, thị xã, thị trấn thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Hội đồng hòa giả chi thành lập khi có tranh chấp bạn nhé.
Thân!
Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn sở hữu trí tuệ
- Tư vấn đầu tư
Website: www.nllaw.vn
Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 02432 060 333
Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227
Email: namlonglaw@gmail.com