3 vấn đề cần cân nhắc trước khi vay tiêu dùng

Chủ đề   RSS   
  • #491419 10/05/2018

    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    3 vấn đề cần cân nhắc trước khi vay tiêu dùng

    Mình thấy dạo gần đây, nhiều bạn thắc mắc về vấn đề cho vay tiêu dùng, phương thức thanh toán, trả lãi và hợp đồng ký kết...những hiểu lầm dẫn đến ký kết sai, quyền lợi bị đe dọa là điều dễ dàng trong thời gian gần đây, đọc bài viết này từ Bộ Công thương, mình nghĩ đây là những vấn đề cần thiết bạn cần biết trước khi vay tiêu dùng.
     
    "Trong giai đoạn 10 năm, từ năm 2007 cho tới cuối năm 2017, lĩnh vực cho vay tiêu dùng liên tục có tốc độ tăng trưởng cao, trung bình 20%/năm, đạt quy mô 646.000 tỷ đồng, phục vụ 20 triệu lượt khách hàng trên cả nước . Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, dư địa tăng trưởng của thị trường tài chính tiêu dùng vẫn rất lạc quan với mức tăng trưởng 25% - 30%/năm trong những năm sắp tới.
     
    Tuy nhiên, các hành vi xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng đang có xu hướng tăng cả về quy mô và mức độ phức tạp có khả năng gây ảnh hưởng, thậm chí là nghiêm trọng tới quyền lợi của người tiêu dùng. Vì vậy, để đảm bảo sự phát triển bền vững trong lĩnh vực này, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần được xác định là một trong những nội dung quan trọng và xuyên suốt trong thị trường tài chính tiêu dùng.
     
    1.Chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính tiêu dùng
     
    Tham gia cung cấp dịch vụ tài chính tiêu dùng hiện nay căn bản có hai nhóm chủ thể chính, bao gồm các ngân hàng và các công ty tài chính. Thông thường, các ngân hàng sẽ có mức lãi suất cho vay thấp nhưng thủ tục giấy tờ và thời gian phê duyệt khoản vay thường phức tạp và lâu hơn công ty tài chính. Trong khi đó, các công ty tài chính có thủ tục vay, bộ hồ sơ giấy tờ đơn giản, gọn nhẹ hơn nhưng đi kèm là mức lãi suất cao hơn so với mức của các ngân hàng.
     

    Số liệu Bảng 1 cho thấy, đối với mức lãi suất mua hàng trả góp, trong khi các ngân hàng thương mại có mức lãi suất trung bình dao động từ 10 – 25%/năm thì mức lãi suất của công ty tài chính từ 55%đến trên 84%/năm.

    Báo cáo từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương (Cục CT&BVNTD) cho biết trong những năm gần đây, số lượng khiếu nại của người tiêu dùng chủ yếu tập trung vào nhóm chủ thể là công ty tài chính. Số liệu này một phần phù hợp với thực tế phát triển nóng của các công ty tài chính trong những năm gần đây.

    2. Hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng

    Theo khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng, các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng chủ yếu tập trung vào một số hành vi sau:

    2.1. Cung cấp thông tin không chính xác, đầy đủ, rõ ràng, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng

    Theo khiếu nại của người tiêu dùng, nhân viên tư vấn thường cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Ví dụ, khi tư vấn, nhân viên cam kết mức lãi suất chỉ từ 1-2%/tháng. Thực tế, mức lãi suất thể hiện trên hợp đồng là 6%/tháng. Trong thời gian gần đây, có hiện tượng nhân viên tư vấn mạo danh tên của ngân hàng để giới thiệu dịch vụ cho vay. Thực tế, sau khi kiểm tra hợp đồng đã ký kết, người tiêu dùng mới nhận thấy khoản vay là do công ty tài chính cung cấp với mức lãi suất khá cao.

    2.2. Không cung cấp hợp đồng cho người tiêu dùng tại thời điểm ký kết

    Nhiều khiếu nại của người tiêu dùng cho rằng, tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhân viên thường hối thúc người tiêu dùng nhanh chóng ký mà không để người tiêu dùng đọc, nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng. Sau khi ký kết hợp đồng cho vay tín dụng, nhân viên từ chối giao bản hợp đồng gốc để người tiêu dùng lưu giữ hoặc không cho phép người tiêu dùng sao chụp hợp đồng. Trong những trường hợp này, nhân viên tư vấn thường lấy lý do phải chuyển hợp đồng về công ty để lấy dấu, hẹn sẽ chuyển theo đường bưu điện cho người tiêu dùng sau.

    2.3. Không ghi nhận, không giải quyết, kéo dài thời gian giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng

    Khi có tranh chấp phát sinh, người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn trong quá trình phản ánh và làm việc với đơn vị tài chính. Ví dụ, việc gọi điện tới tổng đài điện thoại của công ty thường tốn nhiều tiền cước, lời thoại hướng dẫn dài dòng, khó hiểu; nhân viên tổng đài không ghi nhận nội dung khiếu nại, dẫn tới, khi lần sau gọi lại, người tiêu dùng mất thêm thời gian để trình bày vụ việc…Nhiều trường hợp người tiêu dùng không thể chứng minh được thời điểm gửi khiếu nại tới công ty do hình thức liên lạc qua điện thoại không được ghi nhận đầy đủ.

    2.4. Đe dọa, quấy rối người tiêu dùng khi nhắc, thu hồi nợ

    Báo cáo hoạt động năm 2017 của Cơ quan Bảo vệ tài chính tiêu dùng của Mỹ (Consumer Financial Protection Bureau [1]) cho thấy, khiếu nại về hành vi thu hồi nợ vẫn tiếp tục là nhóm hành vi bị khiếu nại nhiều nhất với số lượng là 84.500 khiếu nại, trong đó, 39% khiếu nại liên quan đến việc thu hồi nợ nhầm, 22% liên quan đến cách thức liên hệ để thu hồi nợ, các hành vi khác bao gồm việc đe dọa, lừa dối người tiêu dùng để thu hồi nợ.

    Tại thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam trong những năm gần đây cũng đang ghi nhận số lượng lớn khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hành vi thu hồi nợ của các bên liên quan, trong đó, phổ biến là việc người đi vay, bạn bè, người thân của người đi vay liên tục nhận được các cuộc gọi, tin nhắn có nội dung đe dọa, quấy rối, làm phiền.

    Các hành vi nêu trên đều được xem là có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vì vậy, khi phát hiện hoặc khi gặp phải các tình huống tương tự, người tiêu dùng cần cảnh giác, đồng thời, chủ động phản ánh tới các cơ quan nhà nước để được tư vấn và hỗ trợ giải quyết.

    2.5. Gói dịch vụ cho vay tiêu dùng 0% lãi suất

    Thời gian gần đây, các đơn vị cho vay kết hợp với các đơn vị bán hàng triển khai loại hình cho vay mới, trong đó, có nhiều ưu điểm cho người tiêu dùng nhưng đồng thời, cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu như người tiêu dùng không được cảnh báo, cung cấp đầy đủ thông tin. Cụ thể, khi có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng sẽ được nhân viên giới thiệu gói tài chính hỗ trợ 0% lãi suất, người tiêu dùng chỉ phải trả góp tiền gốc hàng tháng. Trong tình huống đó, nếu người tiêu dùng không nhận định đầy đủ về tổng giá trị khoản vay, về các điều kiện đi kèm khi vay và chỉ tập trung vào mức tiền trả góp hàng tháng (thường là không lớn) thì rất dễ đi đến quyết định vay tiền để mua sắm. Với những trường hợp này, thường chỉ khi xảy ra tranh chấp thì người tiêu dùng mới nhận thẫy những bất cập hoặc sự không phù hợp của khoản vay với năng lực tài chính của bản thân.

    3. Nâng cao nhận thức và kỹ năng tài chính tiêu dùng của người tiêu dùng

    Thực tế cho thấy, giao dịch tài chính là một hoạt động bao gồm nhiều nội dung phức tạp, có tính chuyên môn cao. Để giám sát và quản lý giao dịch này, hợp đồng cho vay là tài liệu quan trọng để xác định trách nhiệm của các bên, cũng như là bằng chứng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Do vậy, trước khi ký hợp đồng, người tiêu dùng cần được trang bị các kiến thức, hiểu biết cơ bản để có thể tự bảo vệ mình trong những giao dịch tài chính, đặc biệt là đối tượng người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa.

    Từ những nhóm hành vi vi phạm tập trung chủ yếu nêu trên, có thể thấy người tiêu dùng cần chú trọng vào việc:

    a. Hiểu rõ các nội dung thông tin cơ bản của hợp đồng vay, ví dụ: mức lãi suất, thời gian vay, quy định về trả nợ trước hạn, mức phạt trả chậm...

    b. Chỉ ký hợp đồng sau khi nắm rõ, nhìn rõ các thông tin thể hiện trên hợp đồng.

    c. Sau khi ký hợp đồng, yêu cầu cung cấp bản sao hoặc sao chụp bản hợp đồng đã ký để lưu giữ.

    d. Khi phát sinh tranh chấp, nên ưu tiên sử dụng các hình thức liên hệ có lưu vết, ví dụ: gửi email, gửi thư qua bưu điện.

    e. Biết thông tin liên hệ của các cơ quan quản lý nhà nước để phản ánh, khiếu nại khi có sự vụ phát sinh.

    Trường hợp có thắc mắc hoặc vấn đề phát sinh liên quan tài chính tiêu dùng, người tiêu dùng có thể liên hệ Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tại đầu số miễn phí 1800.6838 của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ./.

     
    Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

     

     
    3003 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn chiakinguyen vì bài viết hữu ích
    nntnhi94 (12/05/2018) thuytrangak (11/05/2018) anthuylaw (11/05/2018) GHLAW (10/05/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #491424   10/05/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Câu chuyện tiêu dùng luôn được nhắc đến khi liên quan đến việc vay và trả đối với các ngân hàng hay công ty tài chính. Đúng là có những trường hợp bạn nói như trên, một phần các công ty tài chính thường tuyển nhân sự liên tục và chủ yếu là các bạn sinh viên mới ra trường hoặc học xong 12, ko cần bằng cấp, kinh nghiệm, chỉ cần vào họ training cho bạn bạn sẽ là 1 best seller cho cty bạn. Vậy nên việc được trang bị và học vấn về các vấn đề tài chính, tiền tệ là ko nhiều hoặc ko có chút gì mà chỉ cần tìm nguồn khách hàng về cho họ là được.

    Mặt khác, khi tư vấn vay tieu dùng thường khách hàng sẽ chỉ nghe 1 phần về lãi suất là chủ yếu nên nhân viên sẽ đánh vào mặt này, chỉ đưa ra lãi suất trên dư nợ gốc nên cảm thấy khá thấp và nghĩ là ko đáng mấy nhưng trên thực tế thì cty lại áp dụng và buộc bạn trả góp hàng tháng là dựa trên dư nợ giảm dần nên mức lãi suất áp dụng là khác nhưng số tiền bạn phải trả là nhiều hơn, còn dư nợ gốc thì bạn trả từ nhiều xuống ít nó nặng đầu nhưng về sau nhẹ.

    Tiếp đến là chuyện ko đóng tiền sẽ có hẳn 1 đội ngũ telephone luôn làm phiền bạn mỗi ngày để đòi nợ bạn làm mọi cách thu tiền về. Kiểu này luôn gây ức chế và khó chịu cho mọi người tiêu dùng.

     
    Báo quản trị |  
  • #491460   11/05/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Mình thấy nguồn nhân viên tại các Công ty tài chính này chủ yếu được đào tạo để lấy khách hàng về cho công ty chứ khâu chăm sóc khách hàng rất kém. Khi tư vấn tiêu dùng thì nào chuyện nghe còn lọt tai chút, khi đòi tiền thì như kiểu chợ búa chứ không phải là một nhân viên công ty, đặc biệt là kiểu hù dọa qua tin nhắn, làm phiền bằng cách gọi điện thoại một ngày tầm 20 cuộc là ít. Một điều đặc biệt mà mình thấy ở FE credit đó là trên trang web của công ty này không hề có mục phản hồi ý kiến của khách hàng, không biết là do hình thức cho vay của họ quá tốt để không ai cần phản ánh, hay do khách hàng, báo chí phản ánh quá nhiều rồi nên bỏ luôn mục này cho đỡ phiền

     
    Báo quản trị |  
  • #491471   11/05/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Cho vay tiêu dùng hay cho vay tài chính hiện nay là một hoạt động tín dụng hết sức phổ biến, bởi lẽ việc xét duyêt hồ sơ đơn giản, nhiều trường hợp không cần chứng minh thu nhập, chỉ cần có đẩy đủ thông tin của bên vay là nhiều tổ chức tín dụng cho phép vay. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đơn giản, thuận lợi thủ tục nhanh thì cho vay tài chính còn tồn tại nhiều vấn đề pháp lý khác như mức lãi suất rất cao nếu bên vay không thanh toán đúng hạn thì có thể phạt vi phạm hoặc lãi quá hạn cao hơn mức lãi suất mà nhà nước công bố. Do đó, nếu như không xem kỹ hợp đồng thì người đi vay dễ bị gánh chịu rủi ro không có khả năng trả nợ.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #491492   11/05/2018

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 127 lần


    Quan trọng là tất cả những người tiêu dùng nên nghĩ "Không có bữa cơm trưa nào là miễn phí"

    Không có kiểu vay gì vừa nhanh, gọn, nhẹ, đơn giả mà lãi suất thấp cả.

    Rủi ro càng lớn thì lãi suất cũng lớn theo tương ứng để bù đắp các rủi ro mất vốn.

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
  • #491524   12/05/2018

    Thuongtommy92
    Thuongtommy92

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2017
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1117
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 39 lần


    Theo mình, điều cân nhắc đầu tiên là lãi suất và số tiền phải trả mỗi tháng. Nhiều người vì cần gấp số tiền mà nhắm mắt ký vào hợp đồng cho vay mà không hề suy nghĩ gì về lãi suất phải trả. Nhiều khi vay với giá cắt cổ. Nói chung, tổ chức nào cho vay một cách dễ dàng thì họ cũng có những cách để đòi nợ một cách "dễ dàng"

     
    Báo quản trị |  
  • #491589   12/05/2018

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Mình thấy bây giờ cứ hễ chỗ dừng đèn đỏ là lại có người phát tờ rơi, đôi lúc thì vào tận các dãy trọ để phát luôn với những lời mời rất hấp dẫn chỉ cần chững minh phô tô hay bằng lái gì đó là có thể vay được rồi. Thiết nghĩ nếu thủ tục vay dễ dàng như vậy không cần xác nhận nhiều về hoàn cảnh, công việc như thế thì đúng rất rủi ro cho bên cho vay nên vì vậy mà người ta sẽ có những con đường đòi nợ rất không đơn giản. 

     
    Báo quản trị |