11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

Chủ đề   RSS   
  • #512872 28/01/2019

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    Là một nước có tỷ lệ lao động nữ cao Tuy nhiên, khác với nam giới, lao động nữ phải đảm nhiệm nhiều vai trò: Vừa là lao động, vừa là vợ, là mẹ, có nghĩa vụ, bổn phận chăm sóc gia đình. Do đó, pháp luật việt nam đã giành những chính sách pháp luật áp dụng đối với phụ nữ quy định tập trung tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật hôn nhân gia đình 2014, Bộ luật lao động 2012 như sau:

    1.  Được ưu tiên nuôi con khi ly hôn

     Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Căn cứ: Khoản 3, điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014

    2. Được kết hôn sớm hơn năm 2 tuổi

    Một trong những điều kiện được phép kết hôn thì:

    - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên,

    - Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

    Căn cứ: điều 8 Luật HNGĐ 2014

    3. Không phải làm thêm giờ hoặc đi công tác xa

    Nếu lao động nữ đang mang thai từ tháng 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở những nơi đặc biệt như vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo thì doanh nghiệp không được phép cử làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.

    Ngoài ra, quy định này cũng nêu rõ, quyền lợi tương tự cũng dành cho lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    Căn cứ: Khoản 1, Điều 155 Bộ luật Lao động 2012

    4. Được chuyển làm công việc nhẹ nhàng hơn

    Không chỉ quy định rõ về việc điều chuyển công tác mà Khoản 2, Điều 155 Bộ luật Lao động 2012 cũng quy định rõ: Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi đang mang thai ở tháng thứ 7 sẽ được điều chuyển làm công việc nhẹ nhàng hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

    5. Không bị kỷ luật lao động

    Khi lao động có vi phạm, phía sử dụng lao động có thể đưa ra hình thức kỷ luật. Nhưng không được xử lý kỷ luật với các đối tượng:

    - Lao động nữ đang có thai;

    - Lao động nữ nghỉ thai sản;

    - Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    Các hình thức kỷ luật dù là khiển trách, cách chức hay sa thải đều vi phạm nguyên tắc xử lý kỷ luật theo đúng luật.
    Tuy nhiên, khi hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

    Căn cứ: Điều 123 Bộ luật Lao động 2012

    6. Không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    Căn cứ theo Khoản 3, Điều 155 Bộ luật Lao động 2012, doanh nghiệp không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.

    7. Nghỉ khám thai vẫn được hưởng lương 100%

    Ngoài những quyền lợi được Bộ luật Lao động 2012 quy định như nêu trên, quyền lợi của lao động nữ mang thai còn thể hiện ởchế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

    – Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

    – Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nêu trên tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    – Chế độ thai sản khi thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

    8. Được nghỉ 6 tháng để chăm con

    Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

    9. Được nghỉ trong giờ làm

    Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:

    a) Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi;

    b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

    CCPL: Điều 155 Bộ luật Lao động 2012, Nghị định 85/2015/NĐ-CP.

    10. Được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi ly hôn

    Khoản 5, điều 59 quy định:

    Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau: 

    a) Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng; 

    b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động; 

    c) Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ. 

    Căn cứ:  điều 155 Bộ luật lao động 2012

    11. Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng

    Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

    Bên trên là những chính sách, đặc quyền để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ, nếu còn băn khoăn hoặc vẫn chưa được hưởng những quyền lợi này thì tốt nhất chị em nên trao đổi thẳng thắn với phòng hành chính, nhân sự nhé!

     
    42943 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/11/2020) sunshine19 (31/01/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #512955   29/01/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Mình có chút thắc mắc là theo quy định là nữ từ đủ 18 tuổi trở lên thì được phép kết hôn, còn nam phải từ đủ 20 tuổi mới được kết hôn, việc đưa ra quy định như vậy là nói là đặc quyền (được quyền ưu tiên kết hôn sớm hơn). Vậy đưa ra quy định là dựa trên gì nhỉ? Dựa vào tâm sinh lý của người nữ hay sao ta.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #513038   29/01/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần


    Tiêu đề "... dành riêng cho lao động nữ" là không phù hợp với nội dung bài viết

    Những "đặc quyền" số 1 và 2 dành cho mọi phụ nữ, kể cả những người không lao động. Quyền lợi số 10 là "tiền hậu bất nhất" :-O

     
    Báo quản trị |  
  • #513361   31/01/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Bài này phải để tên là đặc quyền cho nữ giới thì mới đúng, nói lao động nữ thì chỉ trong quan hệ lao động thôi. Hơn nữa bạn nêu ra các quyền nhưng thực tế nó chỉ nằm trong trường hợp đặc biệt thôi chứ không phải hoàn toàn đúng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #513368   31/01/2019

    Bài này hình như có gì gì đó không đúng thì phải?? Tiêu đề là đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ mà mình thấy bài viết lại bao trùm luôn toàn bộ phái nữ chứ không chỉ khuôn khổ cho lao động nữ. Theo đó, mình nghỉ rằng chủ topic nên thay đổi tiêu đề một chút thì nó mới hợp lý hơn so với nội dung bài viết.

     
    Báo quản trị |  
  • #513391   31/01/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Mình thấy mục số 2 quyền kết hôn sớm không hẳn là quyền đặc biệt cho lắm. Vì độ tuổi trên phụ thuộc vào sự phát triển của con người. Không thể nói nam 20 tuổi kết hôn là bất lợi được. Chẳng khác nào cổ súy cho việc kết hôn sớm. Mặt khác, tại Mục số 10 về quyền của phụ nữ khi ly hôn thì liên quan gì đến chế độ lúc hành kinh. Chủ bài viết nên chăm chút hơn nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #514553   27/02/2019

    Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi sau khi ly hôn, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Ngoài ra người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

     
    Báo quản trị |  
  • #517691   03/05/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Liên quan đến nội dung về nghỉ trong thời gian hành kinh, mặc dù pháp luật có quy định về quyền được nghỉ cũng như quy định về việc xử phạt nếu không cho nghỉ (phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng). Tuy nhiên, trên thực tế thì người lao động ít khi thực hiện quyền này, một phần cũng do tâm lý.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #528963   24/09/2019

    thusa121
    thusa121
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1198
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 79 lần


    Mình thấy tiêu đề và nội dung không phù hợp lắm. Nếu tổng hợp các đặc quyền của lao động nữ thì mục số 1, số 2 và số 10 không phù hợp. Chưa kể mục số 10 tiêu đề là "Được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi ly hôn" nhưng nội dung lại là nghỉ trong thời gian hành kinh.Đây là một số góp ý của mình, bạn có thể sửa lại.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #531992   30/10/2019

    Cảm ơn những thông tin bổ ích mà bạn đã cung cấp. Dựa trên những quy định trên có thể thấy pháp luật có phần "ưu ái" cho người lao động là nữ giới, phái được xem là mỏng manh yếu ớt. Xét những quy định trên thì quy định nghỉ khi hành kinh khá là nhạy cảm nên ít thấy được quy định trong hợp đồng hay nội quy lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #536861   04/01/2020

    Tuy việc đặt tiêu đề hơi bất hợp lý nhưng bài viết cũng đưa ra được những điểm có lợi cho lao dộng nữ nói riêng và phái nữ nói chung. Chỉ có ở mục số 2 về độ tuổi kết hôn thì mình thấy không hợp lý khi viết mục này ở đây. Vì độ tuổi này theo mình nhà làm luật đã dựa vào tâm sinh lý để quy định mức tuổi kết hôn là 20 tuổi. Nhưng kết hôn sớm chưa chắc đã là đặc quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #538067   31/01/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1305)
    Số điểm: 9980
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Thấy tên chủ đề có vẻ câu view nhiều hơn, đáng ra phải là đặc quyền cho nữ giới hoặc cho phái nữ sẽ hợp hơn với nội dung. Nhưng cũng cảm ơn chủ topic đã tổng hợp và chia sẽ các đặc quyền của nữ giới tại đây.
    Mình nghĩ 18 tuổi kết hôn trước nam giới thì cũng không xem là đặc quyền đâu ạ vì hiện giờ cũng rất ít người kết hôn sớm như thế.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #541017   12/03/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Các quy định của pháp luật lao động Việt Nam về bảo vệ lao động nữ hiện nay là khá đầy đủ. Tuy nhiên, để các chính sách mới nêu trên thực sự đi vào cuộc sống một cách thiết thực, hiệu quả gười sử dụng lao động phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ pháp luật lao động đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ, trong quá trình thực hiện có điều bất cập cần kiến nghị với Nhà nước để sửa đổi.

     
    Báo quản trị |  
  • #541024   12/03/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn bài chia sẻ của bạn, mình xin phép bổ sung như sau:

    Căn cứ theo Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

    Do đó, người lao động nữ có thêm một đặc quyền là chồng sẽ không được ly hôn khi người vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng.  

     
    Báo quản trị |  
  • #546863   24/05/2020

    Cám ơn bài chia sẻ của bạn. Phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng vẫn còn đứng trước những khó khăn, thách thức về điều kiện lao động, cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến cũng như áp lực về kinh tế, chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, cần có những đặc quyền riêng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động nữ. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #552189   19/07/2020

    Theo mình thấy thì bạn nên thay đổi tiêu đề sang đặc quyền pháp luật dành riêng cho phái nữ thì hợp lý hơn là lao động nữ. Vì trong bài viết của bạn mình thấy đề cập tới "quyền được kết hôn sớm hơn" - đây không phải là chỉ riêng cho lao động nữ mà bao gồm luôn cả phái nữ.

    Bổ sung thêm mình nghĩ đặc quyền của phái nữ còn được thể hiện thông qua quy định trường hợp 2 vợ chồng ly hôn thì người vợ có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi nữa bạn nha.

     
    Báo quản trị |  
  • #556236   30/08/2020

    yuhcudd
    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia vào lực lượng lao động cao nhất thế giới. Không thua kém nam giới, lao động nữ tham gia rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc pháp luật về lao động quy định những đặc quyền dành cho lao động nữ như vậy rất là hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #563723   29/11/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Lao động nữ bên cạnh thực hiện công việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm với người sử dụng lao động thì còn phải là người vợ, người mẹ, người phụ nữ của gia đình để chăm sóc, nuôi dạy con cái... do đó, việc pháp luật nước nhà quy định những đặc quyền riêng dành cho lao động nữ là hoàn toàn hợp lý và có ý nghĩa của nó.

     
    Báo quản trị |  
  • #571105   03/05/2021

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 203 lần


    Có nhiều người thắc mắc về vấn đề trả lương làm thêm trong thời gian hành kinh hoặc nghỉ chăm con dưới 12 tháng tuổi. Mình cũng nói sơ qua luôn, nếu trong thời gian hành kinh mà không nghỉ thì NLĐ được trả thêm 100% lương cho 30 phút đó. Còn nếu trong thời gian nuôi con nhỏ mà không nghỉ thì 1 tiếng đó được trả lương làm thêm 150% hoặc 200%.
     

     
    Báo quản trị |  
  • #581863   28/03/2022

    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    Cám ơn những chia sẽ của tác giả. Hiện nay, tỷ lệ tham gia lao động của nữ giới tương đối cao và với vai trò đặc biệt của phụ nữ ngoài lao động thì còn phải thực hiện nhiều công việc khác tại gia đình cũng như sức khỏe thì yêu hơn nam giới. Cho nên pháp luật Việt Nam đã giành những chính sách pháp luật áp dụng đối với phụ nữ để đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ là vô cùng phù hợp

     
    Báo quản trị |  
  • #583747   30/04/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    Cảm ơn bạn đã đưa đến những thông tin vô cùng hữu ích.Trên thực tế, một số nội dung về quyền lợi của người lao động nữ thường không nắm rõ, ví dụ như nội dung được nghỉ trong quá trình làm việc để vắt sữa... Dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định của luật lao động cũng như quyền lợi của lao động nữ bị ảnh hưởng.

     
    Báo quản trị |