07 Trường hợp kỷ luật người lao động trái quy định

Chủ đề   RSS   
  • #589687 15/08/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    07 Trường hợp kỷ luật người lao động trái quy định

    Nội quy lao động là quy chế bắt buộc tại các cơ sở lao động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo trật tự, kỷ luật của doanh nghiệp qua đó đảm bảo chất lượng lao động theo quy chuẩn của doanh nghiệp. 
     
    Trong đó, kỷ luật là một phần của nội quy, nếu người lao động (NLĐ) vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật lao động. Vậy trong trường hợp nào NLĐ vi phạm mà không bị xử lý kỷ luật lao động?
     
    ky-luat-nguoi-lao-dong-trai-quy-dinh
     
    Các trường hợp NLĐ sẽ không phải bị kỷ luật
     
    Căn cứ Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 thì NSDLĐ cần phải tuân theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật NLĐ này thì được xem là đúng quy định pháp luật.
     
    Dù vậy, trong các trường hợp sau đây thì NLĐ sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động nếu thuộc một trong các trường hợp tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP bao gồm:
     
    (1) NLĐ đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc có sự đồng ý của NSDLĐ. Việc kỷ luật NLĐ trong trường hợp này được xem là đi ngược lại với hành vi của NSDLĐ. Không những vậy, cần phải có thời gian để NLĐ trở lại làm việc bình thường mới xem xét kỷ luật hay không.
     
    (2) Không được phép kỷ luật NLĐ đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam. Mặc dù NLĐ có thể vi phạm pháp luật, tuy nhiên việc này đang thuộc phạm vi xử lý của cơ quan pháp luật.
     
    (3) Khi cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm: trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc; tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;…chưa đưa ra kết luận cuối cùng về NLĐ thì bên NSDLĐ không được phép kỷ luật.
     
    (4) Pháp luật đặc biệt bảo vệ NLĐ nữ đang trong thời gian mang thai; NLĐ nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Đây là thành phần lao động được ưu tiên và được bảo vệ nhằm đảm bảo đời sống của lao động nữ được ổn định thì NSDLĐ không được kỷ luật.
     
    (5) NSDLĐ không được kỷ luật NLĐ trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi mà vi phạm kỷ luật lao động. Để xác minh NLĐ có mắc bệnh liên quan đến nhận thức hay không NSDLĐ cần kết hợp cùng với cơ quan và gia đình NLĐ để giám định.
     
    (6) Đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. Điều này thực sự không hiếm đối với những lao động có hành vi phạm nội quy lao động đã quá thời hạn có hiệu lực xử lý thì NLĐ không còn quyền kỷ luật.
     
    (7) Trong trường hợp NLĐ, người lãnh đạo đình công có liên quan đến toàn thể công ty thì việc kỷ luật số lượng lớn sẽ không được diễn ra.
     
    Lưu ý: 07 trường hợp trên sẽ có trường hợp bị kỷ luật sau khi NLĐ trở lại cơ sở lao động vì rất có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Cũng có trường hợp NSDLĐ không được quyền kỷ luật trong bất kỳ vi phạm nào thuộc nội quy lao động. 
     
    Với các trường hợp (1), (2), (3), (4), NLĐ sẽ được tạm thời không bị xử lý kỷ luật trong thời gian có các lý do nói trên. Nhưng nếu hết các khoảng thời gian đó mà vẫn còn thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc hết thời hiệu thì NSDLĐ còn được kéo dài thời hiệu và tiến hành xử lý kỷ luật lao động theo luật định.
     
    Trong khi đó, trường hợp (5), (6), (7) được tính là không xử lý kỷ luật người lao động chứ không phải tạm thời không xử lý. Do đó, NLĐ thuộc trường hợp này chắc chắn sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động.
     
    NLĐ có thể làm gì khi bị kỷ luật trái quy định
     
    Đối với NSDLĐ xử lý kỷ luật NLĐ không chưa có căn cứ kết tội hoặc không còn thời hiệu xử lý mà vẫn kỷ luật thì được xem là trái quy định pháp luật theo đó, NLĐ cần bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo các cách sau:
     
    (1) Khiếu nại đến NSDLĐ
     
    Căn cứ Điều 131 Bộ luật Lao động 2019 NLĐ có thể khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất như sau:
     
    Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng có quyền khiếu nại với NSDLĐ, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.
     
    Cụ thể, theo quy định này NLĐ lần đầu khiếu nại vụ việc bị xử lý kỷ luật không đúng thì thực hiện việc khiếu nại đến NSDLĐ để xem xét lại vụ việc và giảm hoặc bỏ hình thức kỷ luật lao động.
     
    Trong trường hợp không nhận được trả lời về khiếu nại thì NLĐ cần gửi khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở LĐTBXH, nơi NSDLĐ đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu.
     
    (2) Khởi kiện NSDLĐ
     
    Sau khi quyết định giải quyết khiếu nại được đưa ra cho NLĐ lẫn NSDLĐ nhưng kết quả không thỏa đáng thì NLĐ có thể khởi kiện vụ việc này ra toàn án để xử lý.
     
    Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp có tranh chấp liên quan đến xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, người lao động có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
     
    Về hình thức nộp đơn khởi kiện NLĐ có thể nộp tại tòa án nơi doanh nghiệp đặt trụ sở theo Bộ luật Tố tụng 2015
     
    Nổi tiếng nhất là vụ việc một giáo viên thắng kiện nhà trường sau 14 năm bị sa thải trái quy định tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và được bồi thường 614 triệu đồng.
     
    Qua đây có thể thấy pháp luật luôn bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ trong mọi trường hợp bị kỷ luật trái quy định.
     
    Mức phạt hành vi kỷ luật NLĐ trái quy định
     
    NSDLĐ cố tình kỷ luật đối với người lao động thuộc một trong 07 trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động, doanh nghiệp là cá nhân sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo Điều 18, 27, 33 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Cụ thể mức phạt như sau:
     
    Phạt 05 - 10 triệu đồng xử lý kỷ luật người lao động không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định pháp luật.
     
    Phạt 10 - 20 triệu đồng xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
     
    Phạt 05 - 10 triệu đồng xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công.
     
    Lưu ý: doanh nghiệp là tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt sẽ tăng gấp 02 lần so với quy định trên
     
    Trên đây là tổng hợp các trường hợp NSDLĐ không được quyền thực hiện kỷ luật NLĐ trong thời gian tạm thời không làm việc tại doanh nghiệp. Ngoài ra, NLĐ có thể bảo vệ quyền lợi của mình khi bị kỷ luật lao động trái quy định bằng nhiều cách khác nhau.
     
    544 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (16/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #589694   15/08/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 119 lần


    07 Trường hợp kỷ luật người lao động trái quy định

    Cảm ơn bài viết của bạn về vấn đề nêu trên. Mình bổ sung thêm ở phần khiếu nại, cụ thể như sau:

    Khiếu nại lần đầ người lao động gửi đơn khiếu nại tới người sử dụng lao động có quyết định sa thải bị khiếu nại;

    Khiếu nại lần hai người lao động gửi đơn khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết.

    Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu được quy định tại Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:

    + Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ  việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

    + Đối với trường hợp ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtai99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/08/2022)
  • #589956   24/08/2022

    07 Trường hợp kỷ luật người lao động trái quy định

    Cám ơn bài viết hữu ích của bạn! Mình xin bổ sung thêm thông tin, khi xử lý kỷ luật lao động cần chú ý đến thời hiệu của xử lý kỷ luật lao động được quy định cụ thể tại Điều 123 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

    1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
     
    2. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
     
    3. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tathao123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/08/2022)
  • #590141   27/08/2022

    07 Trường hợp kỷ luật người lao động trái quy định

     Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn, các quy định nêu trên đã góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động, tránh trường hợp bị NSDLĐ xử lý kỷ luật khi chức có căn cứ hoặc không còn thời hiệu xử lý kỷ luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #590156   27/08/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 3661
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    07 Trường hợp kỷ luật người lao động trái quy định

    Cảm ơn bài viết tổng hợp của bạn, bài viết của bạn rất đúng với thực tế cuộc sống, có rất nhiều trường hợp người lao động bị xử lý kỉ luật không đúng với quy định, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, hy vọng nhiều người lao động biết thêm thông tin các quy định này.

     
    Báo quản trị |  
  • #594302   27/11/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (852)
    Số điểm: 7302
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    07 Trường hợp kỷ luật người lao động trái quy định

    Cảm ơn bài viết của bạn, mình bổ sung thêm NSDLĐ xử lý KLLĐ dựa trên nguyên tắc:
    + NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của người lao động;
    + Có sự tham gia của của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
    + NLĐ có mặt và có quyền tự bào chữa;
    + Việc XLKLLĐ phải được lập thành biên bản;
    + Không được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm;
    + Khi một NLĐ đồng thời có nhiều hành vi vi phạm KL thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
     
    Báo quản trị |  
  • #594334   28/11/2022

    banhquecute
    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    07 Trường hợp kỷ luật người lao động trái quy định

    Để quản lý người lao động, mỗi doanh nghiệp đều đặt ra nội quy, quy chế nhất định được ghi nhận tại nội quy lao động. Nếu vi phạm, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật lao động. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người lao động sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động, do đó, nếu người lao động rơi vào một trong các trường hợp này thì có thể thực hiện theo các cách trên để đảm bảo quyền lợi cho mình. Cảm ơn những thông tin hữu ích của tác giả.

     
    Báo quản trị |  
  • #594441   28/11/2022

    07 Trường hợp kỷ luật người lao động trái quy định

    Cám ơn bài viết rất hay khá là ý nghĩa của tác giả. Trong quan hệ lao động thì người lao động luôn là người yếu thế, như vậy, chúng ta cần biết rõ các quy định trên để thực hiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của bản thân., đồng thời tránh các thiệt thòi, mất mát không đáng có.

     
    Báo quản trị |  
  • #594711   29/11/2022

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 2618
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 33 lần


    07 Trường hợp kỷ luật người lao động trái quy định

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn! Kỷ luật người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Không chỉ là vật chất mà còn cả tính thần của người lao động. Mất việc làm có thể ảnh hưởng đến đời sống gia định. Việc quy định đối với kỷ luật trái quy định nhằm hạn chế các hành vi chèn ép người lao động của Doanh nghiệp, người sử dụng lao động.

     
    Báo quản trị |