06 điều cần biết về hạn mức sử dụng đất

Chủ đề   RSS   
  • #504207 09/10/2018

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    06 điều cần biết về hạn mức sử dụng đất

    06 điều cần biết về hạn mức sử dụng đất

    Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Để đảm bảo người dân có đất sản xuất, phát triển kinh tế, hạn chế tích tụ ruộng đất, thì việc quy định về hạn mức sử dụng đất là điều hợp lý.

    Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp là gì?

    Có thể hiểu, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp là diện tích tối đa mà người sử dụng đất được phép sử dụng. Đương nhiên việc sử dụng đất phải được Nhà nước công nhận và việc sử dụng đất là hợp pháp.

    Hạn mức sử dụng hình thành từ những nguồn nào?

    Theo Điều 15 Luật Đất đai 2013, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp bao gồm hạn mức giao đất nông nghiệp và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp. Như vậy, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp khác với hạn mức giao đất nông nghiệp của Nhà nước và được hình thành từ 02 nguồn sau:

    Tiêu chí

    Hạn mức giao đất

    Hạn mức nhận chuyển quyền

    Cơ sở pháp lý

    Điều 129 Luật Đất đai 2013

    Điều 130 Luật Đất đai 2013

    Khái niệm

    Diện tích tối đa được phép sử dụng do Nhà Nước giao

    Diện tích tối đa được nhận chuyển quyền từ chủ thể khác

    Nhận quyền sử dụng đất  từ

    Nhà nước

    Chủ thể khác, không phải Nhà nước

    Hình thức

    Được giao đất

    Thông qua các giao dịch như chuyển nhượng, nhận tặng cho, thừa kế,…

    Hạn mức

    Nhỏ hơn

    Lớn hơn

    Nghĩa vụ tài chính khi chuyển quyền sử dụng đất

    Có, trừ trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất

    Hạn mức sử dụng đất hiện nay

    - Đối với hạn mức giao đất:

    Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

       + Các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long: Không quá 03 ha;

       + Các tỉnh còn lại: Không quá 02 ha.

    Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm:

      + Đồng bằng (xã): không quá 10 ha;

      + Trung du,miền núi: không quá 30 ha.

    Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất: không quá 30 ha.

    - Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất:

    Theo Điều 130 Luật Đất đai 2013, đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất thì diện tích được phép nhận để sử dụng không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013 (các trường hợp nêu ở trên).

    Trường hợp vượt quá hạn mức sử dụng đất thì sẽ như thế nào?

    Đối với trường hợp vượt quá hạn mức sử dụng đất, người sử dụng đất vẫn được tiếp tục sử dụng phần vượt này, nhưng thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6, Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    - Đã đăng ký chuyển quyền trước 01/ 7/2007, thì phần diện tích đất vượt hạn mức được tiếp tục sử dụng như đối phần đất trong hạn mức;

    - Đăng ký chuyển quyền từ 01/7/2007 đến 01/7/2014 thì phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần vượt hạn mức.

    Tại sao lại quy định hạn mức sử dụng đất?

    Việc quy định hạn mức sử dụng đất được có những ý nghĩa sau: Đảm bảo mỗi người nông dân đều có thể tiếp cận đất đai, hạn chế trường hợp “tích tụ” ruộng đất; Thúc đẩy sản xuất ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa; Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người nông dân.

    Bất cập của việc quy định hạn mức sử dụng đất hiện nay

    Theo quy định ở trên, thì tối đa hộ gia đình, cá nhân được sử dụng không vượt quá 30 ha. Với diện tích như vậy sẽ không thể tiến hành việc sản xuất theo quy mô lớn và cũng gây khó khăn cho việc áp dụng công nghệ, đầu tư vào nông nghiệp. Có thể thấy, quy định hạn mức đã không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Việc quy định hạn mức nông nghiệp với mong muốn bảo vệ nông nghiệp nhưng thực chất đã trở thành điểm nghẽn, cản trở quá trình hiện đại hoá, phát triển trong nông nghiệp.

    Đề xuất 

    Cần phân biệt rõ giữa tích tụtập trung ruộng đất. Nếu việc tập trung ruộng đất vào những người có điều kiện về vốn, kinh nghiệm sản xuất, cộng với áp dụng khoa học, công nghệ, … thì sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển hơn là việc giữ những đất nhỏ, manh mún cản trở một nền sản xuất hàng hoá tập trung cao theo xu hướng hiện nay.

    Không cần kiểm soát bằng hạn điền, thay vào đó sử dụng thuế để điều chỉnh ai có diện tích nhiều hơn phải chịu thuế cao hơn, như vậy sẽ không ai muốn cầm giữ quá nhiều đất mà không sản xuất. Như vậy, cần phải sớm sửa đổi quy định về hạn mức sử dụng đất theo hướng bỏ hẳn những hạn mức này để khuyến khích đầu tư, phát triển nông nghiệp.

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    27654 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận